Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Ôn tập truyện dân gian (trang 135 Soạn văn 6)

Ôn tập truyện dân gian (trang 135 Soạn văn 6)

Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian

1. Truyền thuyết

- Loại truyện dân gian có nội dung kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.

- Thường có các yếu tố hoang đường và kì ảo

- Thể hiện rõ thái độ và cách đánh giá sự việc của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử

Truyện cổ tích:

- Là loại truyện dân gian kể về các kiểu nhân vật như: dũng sĩ, người có số phận bất hạnh, thông mình, mồ côi…

- Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

- Thể hiện niềm tin và ước mơ của con người vào cuộc sống công bằng hơn.

Truyện ngụ ngôn:

- Loại truyện được kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn đồ vật, loài vật để nói chuyện con người.

- Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người những bài học quý giá trong cuộc sống.

Truyện cười

- Là loại truyện kể về các hiện tượng, sự việc gây cười trong cuộc sống

- Nhằm mỉa mai, châm biếm, phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 2: Đọc lại truyện dân gian

Câu 3:


Truyện truyền thuyếtTruyện cổ tíchTruyện ngụ ngônTruyện cười
Thánh GióngThạch SanhThầy bói xem voiLợn cưới áo mới
Bánh chưng bánh dàySợ DừaẾch ngồi đáy giếngTreo biển
Con rồng cháu tiênEm bé thông minhĐeo nhạc cho mèo
Sự tích Hồ GươmÔng lão đánh cá và con cá vàngChân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Sơn Tinh Thủy TinhCây bút thần

Câu 4:

Những đặc điểm của thể loại truyện cổ tích trong truyện Sọ Dừa:

- Nhân vật: thuộc kiểu nhân vật có thân hình xấu xí, dị dạng, đội lốt vật, bất hạnh

- Các chi tiết tưởng tượng:

+ Sọ Dừa chui ra khỏi lốt, thổi sáo cho đàn bò ăn cỏ

+ Vợ của Sọ Dừa sau khi bị cá kình nuốt đã dùng dao rạch bụng cá và chui ra

+ Con gà có thể nói tiếng người

- Truyện đã phản ánh cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, ước mơ của người dân về một xã hội công bằng, văn minh

Câu 5:

Đối sánh truyện truyện cổ tích với truyền thuyết:

- Giống nhau: đều thuộc thể loại văn học dân gian có sử dụng các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, hoang đường, kì ảo.

Khác nhau:

+ Nhân vật trong truyền thuyết là các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật đó (có thể tin tưởng khi sử dụng sự thật lịch sử)

+Nhân vật trong tuyện cổ tích thường là các nhân vật có số phận bất hạnh, đội lốt động vật, xấu xí... phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng của người dân

So sánh truyện ngụ cười và truyện ngụ ngôn

- Giống: đều được xây dựng trên các sự vật, sự việc gây cười nhưng có tính giáo dục sâu sắc

- Khác:

+ Truyện ngụ ngôn: thường mượn câu chuyện về các con vật hay các đồ vật để rút ra bài học răn dạy con người cần phải sống có đạo đức…

+ Truyện cười: Tạo ra tiếng cười châm biếm, mỉa mai, giải trí và có mục đích lên án, phê phán vác thói hư tật xấu của con người