Câu trần thuật đơn không có từ LÀ (trang 120 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ:
a.
Chủ ngữ: Phú ông
Vị ngữ: mừng lắm
b.
Chủ ngữ: Chúng tôi
Vị ngữ: tụ hội ở góc sân
Câu 2:
- Vị ngữ câu (a) và (b) đều do cụm động từ tạo thành.
Câu 3: Chỉ có thể nói:
a, Phú ông (chưa) vui mừng lắm.
b, Chúng tôi (không) tụ họp ở góc sân.
II. Câu miêu tả và câu tồn tại
Câu 1:
a.
Trạng ngữ: Đằng cuối bãi
Chủ ngữ: hai cậu bé con
Vị ngữ: tiến lại.
→ Câu miêu tả
b. (Cấu trúc đảo ngữ)
Trạng ngữ: Đằng cuối bãi
Vị ngữ: tiến lại
Chủ ngữ: hai cậu bé con.
→ Câu tồn tại
Câu 2:
Chọn câu “phía cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” sẽ phù hợp hơn vì câu này có tác dụng nhấn mạnh hoạt động tiến lại gần, tạo nên sự bất ngờ, gay cấn.
Câu 3:
Những câu được dùng để miêu tả hành động, đặc điểm, trạng thái,... của sự vật nêu ra được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ.
Những câu thường dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật được gọi chung là câu tồn tại. Cách để tạo câu tồn tại đó là đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ.
III. Luyện tập
Câu 1: Xác định C – V và nội dung của câu:
a.
Chủ ngữ: Bóng tre
Vị ngữ: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
→ Câu miêu tả
Trạng ngữ: Dưới bóng tre của ngàn xưa
Vị ngữ: : thấp thoáng
Chủ ngữ: mái đình, mái chùa cổ kính.
→ Câu tồn tại
Trạng ngữ: Dưới bóng tre xanh
Chủ ngữ: ta
Vị ngữ: gìn giữ một nền văn hóa từ lâu đời.
→ Câu miêu tả
b.
Chủ ngữ: Bên hàng xóm tôi có
Vị ngữ: cái hang của Dế Choắt.
→ Câu tồn tại
Chủ ngữ: Dế Choắt
Vị ngữ: là tên tôi đặt cho nó một cách giễu nhại và trịch thượng thế.
→ Câu miêu tả
c.
Trạng ngữ: Dưới gốc tre
Vị ngữ: tua tủa
Chủ ngữ: những mầm măng.
→ Câu tồn tại
Chủ ngữ: Măng
Vị ngữ: trồi lên nhọn hoắt trông như một mũi gai khổng lồ đâm qua đất lũy mà trỗi dậy.
→ Câu miêu tả
Câu 2: Xác định rõ chủ đề cần viết (cảnh trường em); chú ý các hình ảnh, chi tiết làm quang cảnh ngôi trường của mình hiện lên một cách nổi bật. Tham khảo đoạn văn dưới đây:
Mới ngày nào còn bỡ ngỡ khi bước chân vào ngôi trường mới, giờ đây ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thân thiết thứ hai của em. Bao phủ quanh trường em là những hàng cây xanh tạo nên sự mát mẻ, trong lành bởi. Ngoài các dãy lớp học ba tầng thẳng tắp đã phủ màu năm tháng là các tòa nhà thư viện, thí nghiệm, nhà hiệu trưởng tạo thành một tổng thể hài hòa. Nhà trường mới vừa xây lại khu để xe cho giáo viên và học sinh, trông mới khang trang làm sao. Khu sân trường rộng rãi có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát cho học trò chúng em vui đùa thỏa thích sau những giờ học căng thẳng. Nhưng em vẫn thích nhất là khu sân vận động của trường, ở đó chúng em được học các môn thể dục, luyện tập các môn thể thao…
Câu 3:
Viết chính tả bài Cây tre Việt Nam
Bài trước: Ôn tập truyện và kí Bài tiếp: Ôn tập văn miêu tả (trang 120 sgk Ngữ văn 6 tập 2)