Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Từ mượn (trang 24 Soạn văn 6)

Từ mượn (trang 24 Soạn văn 6)

I. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1:

- Trượng: đơn vị đo được tính bằng 10 thước của Trung Quốc

- Tráng sĩ: người có vóc dáng cường tráng, sức khỏe phi thường, chí khí mạnh mẽ, làm các việc lớn.

Câu 2:

Các từ vừa chú thích ở trên có nguồn gốc từ Hán

Câu 3:

- Các từ được mượn từ tiếng Hán như: Sứ giả, giang sơn, buồm, gan

- Từ được mượn gốc Ấn Âu như: Xà phòng, ra- đi- o, mít tinh, xô viết, in tơ nét, ti vi

II. Nguyên tắc mượn từ

Ý kiến của Hồ Chí Minh:

- Đời sống xã hội đang ngày càng đổi mới và phát triển, vì thế những chữ ta không đủ thì cần phải mượn từ vốn từ của nước ngoài

- Không nên mượn một cách tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn thì cần phải nắm rõ ngữ cảnh, tránh dùng sai nghĩa

⇒ Đó chính là nguyên tắc mượn từ có tự trọng

III. Luyện tập

Bài 1:

a, Từ mượn tiếng Hán như: sính lễ, vô cùng, ngạc nhiên

b, Từ mượn tiếng Hán: gia nhân

c, Từ mượn gốc Ấn Âu như: Pốp, in-tơ-nét

Từ mượn tiếng Hán: quyết định

Bài 2:

a, Giải nghĩa từ

- Khán: xem

- Thính: nghe

- Độc: đọc

- Giả: người

b, Giải nghĩa từ

- Yếu: trọng yếu, điểm quan trọng

- Điểm: điểm

- Lược: tóm tắt

Bài 3:

- Từ có nghĩa chỉ đơn vị đo lường: ki-lô-gam, gam, mét, ki-lô-mét, héc-ta, …

- Từ có nghĩa chỉ bộ phận của xe đạp: ghi- đông, pê- đan, gác-đờ-xê…

- Tên các đồ dùng: cát-sét, bi- đông, ra- đi- ô, tua-vít…

Bài 4:

- Từ mượn: nốc- ao, phôn, fan

- Các từ mượn này thường được sử dụng trong giao tiếp bạn bè thân mật, và với người thân. Có thể được dùng trong báo chí. Không nên dùng trong các hoàn cảnh giao tiếp như nghi thức hay nơi trang trọng

Bài 5:

Viết chính tả bài "Thánh Gióng"