Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Lời văn, đoạn văn tự sự (trang 60 Soạn văn 6)

Lời văn, đoạn văn tự sự (trang 60 Soạn văn 6)

Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự

I. Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

- Các câu văn trên đã giới thiệu họ, tên, lai lịch, mối quan hệ của các nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái tên là Mik Nương (tên/mối quan hệ)

+ Mị Nương: con gái của vua, đẹp người, đẹp nết, được vua Hùng yêu (tên/ lai lịch/ tính cách)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài năng, mọi người thường gọi Sơn Tinh (Tên/ lai lịch/ tài năng)

+ Thủy Tinh: tài năng, miền biển ( tên/nơi ở/tài năng)

→ Giới thiệu cụ thể, rõ ràng

- Các câu văn trên thường sử dụng các từ “có”, “là” và cụm từ “ người ta thường gọi”

2. Lời văn kể sự việc

- Đoạn văn trên dùng các động từ và các cụm động từ để kể về hành động của nhân vật: hô mưa, gọi gió, đến, nổi giận, dâng nước, đánh…

- Hành động của nhân vật có xu hướng tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước đó, cho đến điểm cao trào của truyện

- Kết quả: nước dâng ngập ruộng đồng, nước ngập cả nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

- Lời kể trùng điệp mang đến cảm giác tăng dần mức độ kịch tính của hành động, cảm xúc dồn dập, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động báo thù, theo trình tự của truyện

3. Đoạn văn

- Đoạn 1: câu chủ đề (1): Giới thiệu hai nhân vật là vua Hùng Vương thứ mười tám và công chúa Mị Nương

+ Đoạn 2: câu chủ đề (1): Giới thiệu việc Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn

+ Đoạn 3: câu chủ đề (1): Nêu nguyên nhân của cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

→ câu chủ đề đóng vai trò nêu lên ý chính trọn vẹn để giới thiệu nội dung của toàn bộ đoạn văn

- Người kể đã dẫn dắt truyện bằng cách kể các sự việc chính sau đó kể đến các ý phụ. Ý phụ có tác dụng bổ trợ làm sáng tỏ ý chính.

LUYỆN TẬP

Bài 1:

a, Đoạn văn đã kể về nhân vật Sọ Dừa có tài chăn bò giỏi. Điều này đã được giải thích:

+ Dù là người có thân hình xấu xí, dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm tốt công việc của mình

+ Hoàn thành công việc của mình: hôm nào đàn bò cũng ăn no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

→ câu chủ đề: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.

b, Đoạn văn đã kể về việc hai cô chị đối xử nhẫn tâm với cô út, và sự đối xử có tình người của cô em Út đối với chàng Sọ Dừa

- câu chủ đề: câu (1) đóng vai trò là câu chủ đề để định hướng nội dung chính cho những câu sau

c, Đoạn văn đã thể hiện tính cách trẻ con của cô gái. câu chủ đề là câu “ Và tính cô cũng như tuổi của cô vẫn còn trẻ con lắm”

Bài 2:

(Câu b) đúng vì sự việc được diễn ra với trình tự phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, lao vào bóng chiều.

(Câu a) sai vì đã cưỡi ngựa rồi tức là đã nhảy lên lưng ngựa, thì không thể làm việc đóng chắc yên ngựa. Câu này không phù hợp diễn biến tự nhiên của sự việc

Bài 3:

- Giới thiệu về Thánh Gióng

Dưới thời vua Hùng thứ sáu có một chàng trai đánh thắng giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

- Giới thiệu về Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ thuộc miền đất Lạc Việt, mình rồng, có nhiều phép lạ, sinh sống dưới nước.

- Giới thiệu về Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ là con cháu của dòng họ Thần Nông, sở hữu vẻ đẹp tuyệt trần.

- Giới thiệu về Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc giỏi và có tấm lòng lương thiện.

Bài 4:

Khi nhà vua cử sứ giả mang ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt tới, Thánh Gióng vươn mình bỗng trở thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt lao ra trận. Gióng nhằm thẳng hướng quân thù mà đánh, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường để quật quân giặc cho tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.