Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Phương pháp tả cảnh (trang 46 sgk Ngữ văn 6)

Phương pháp tả cảnh (trang 46 sgk Ngữ văn 6)

I. Phương pháp làm văn tả cảnh

Câu 1:

Đọc ba văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.

Câu 2:

a, Miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư đồng thời làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh và gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đúc bằng đồng, hai hàm răng cắn chặt vào nhau, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng so sánh: làm hiện lên cảnh thác dữ, cảnh sông núi hùng vĩ.

b, Đoạn văn đã miêu tả một cách sinh động dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả chọn cách miêu tả từ gần đến xa, từ thấp cho đến cao

- Hình ảnh so sánh rất độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn như những người bơi ếch, cây đước dựng đứng như dãy hai dãy thành dài vô tận…

c, Miêu tả cảnh lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu đến "màu của lũy": giới thiệu về lũy tre làng

- Tiếp theo đến … "lúc nào không rõ": tả chi tiết các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1:

a, Tả quang cảnh lớp học trong tiết tập làm văn:

- Quang cảnh trong lớp học: không gian lớp, các đồ vật trong lớp, thầy cô giáo, các bạn học sinh. Tả một số bạn có tính cách, ngoại hình, học tập nổi bật trong lớp

b, Trình tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp đến khi phát đề, các bạn tập trung làm bài, hết giờ giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học mà tất cả các bạn học sinh lớp em đều mong đợi. Cũng vì thế mà bạn bào bạn nấy đều thấy hào hứng, háo hức chờ cô phát đề. Đó là giờ để giúp chúng em rèn luyện chữ viết, thỏa sức “viết lách”, tưởng tượng, xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng bản thân.

- Kết bài: Cô giáo cất giọng nói giỏng dạc thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút hạ xuống một cách đồng loạt. Trong khi cô giáo thu bài, cả lớp bàn tán sôi nổi về bài tập làm văn.

Bài 2:

Trình tự tả quang cảnh trường học vào giờ ra chơi:

+ Sân trường đang vắng lặng

+ Tiếng trống báo hiệu giờ giải lao vang lên, học sinh từ các lớp ùa ra chơi

+ Có tốp chơi nhảy dây, đá cầu, có bạn ngồi đọc chuyện ở ghế đá, có vài bạn tụm lại nói chuyện…

+ Tả khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ nghỉ giải lao giữa giờ, học sinh từ các lớp ùa ra sân trường như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em có một cây phượng to, là nơi được nhiều bạn học sinh chọn làm nơi chơi đùa, các trò nhảy dây, ô keo, đá cầu… Các bạn nữ lúc nào cũng “chiếm” được nhiều phần sân hơn trên khoảng sân trường đó để chơi trò nhảy dây. Đôi khi tiếng cười, tiếng hò reo của các bạn nữ cũng khiến các bạn nam cảm thấy hào hứng và cũng muốn tham gia. Vậy là có một đội nam và đội nữ. Mỗi giờ ra chơi vui vẻ như vậy, em lại cảm thấy các bạn trong lớp mình thật đoàn kết, gần gũi với nhau. Những giờ ra chơi sẽ sẽ mãi là những kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi người học trò như chúng em.

Bài 3:

Lập dàn ý bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển mỗi buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (nước đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

+ Biển trong ngày có mưa

+ Biển vào vuổi chiều lạnh nắng tắt sớm

+ Sự thay đổi màu sắc của cảnh biển tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Cảnh biển đẹp như thế nào và cảm nghĩ của em về biển