Viết bài tập làm văn số 5: Văn tả cảnh
1. Mở bài
- Hoa đào là một loài hoa đặc trưng của mùa xuân ở các tỉnh miền Bắc
- Mỗi khi hoa đào nở là thấy mùa xuân về.
- Em thấy lòng mình lại náo nức mỗi khi nhìn thấy những cây đào đang nở hoa.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào ông em trồng trước ngõ đã được nhiều năm.
- Cây to, gốc cây sù sì, cành toả rộng chụm vào ở phần ngọn.
- Mùa đông, cành cây có màu xám đen, khẳng khiu, gầy gò, trông như không có sức sống.
- Khi có những hạt mưa xuân, cành cây bỗng trở nên mỡ màng và vào dịp tết đến cây tràn trề sức sống như một ngọn đèn hồng rực rỡ làm sáng bừng ngõ nhà em.
b. Nhìn cận cảnh cây đào:
- Ngày 28 tết, ông lựa và cắt một cành đào đẹp nhất để cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của những bông hoa đào đã làm phòng khách nhà em thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra không cần uốn nắn nhưng vẫn có thế rất đẹp
- Mỗi bông hoa đào có năm cánh màu hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa có vàng tươi.
- Trên các cành có chi chít nụ đang chuẩn bị hé nở.
- Có hoa đào, nhà em bỗng trở nên ấm cúng và có không khí tết đoàn viên
3. Kết bài
- Em rất thích cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang báo hiệu mùa xuân, báo hiệu một năm mới, là loài hoa mang đến sự ấm áp
- Em chăm sóc cây đào mỗi ngày để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả những cây phượng vĩ và tiếng ve trong những ngày hè.
I. Dàn ý
1. Mở bài
- Cây hoa phượng vĩ được trồng ở đâu?
- Từ bao giờ?
2. Thân bài
a. Tả cây phượng vĩ:
- Thân cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng trông ra sao?
- Cây phượng có những đặc điểm gì? Cành, lá, thân, rễ, hoa, quả... như thế nào?
- Hoa phượng đua nở vào mùa nào trong năm?
- Màu sắc của các cánh hoa, nhụy hoa?
- Cây phượng gắn bó với tuổi học trò ra sao?
b. Tả tiếng ve:
- Cùng với hoa phượng những chú ve ở đâu cũng kéo về, ve kêu như thế nào?
- Mọi người xung quanh thấy thế nào khi nghe tiếng ve kêu?
- Tiếng ve đã khiến mùa hè trở nên như thế nào?
c. Tình cảm của học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:
- Yêu quý, nhớ nhung mỗi khi mùa hè qua đi...
- Thương cho những chú ve kêu suốt đêm ngày đến khô cả xác.
3. Kết bài
- Em sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây phượng vĩ sau khi mùa hè đi qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh gốc cây, tưới nước...
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh lũ lụt ở quê hương mình hoặc được xem cảnh đó trên ti vi, hãy viết bài văn để miêu tả trận lũ lụt khủng khiếp đó.
I. Dàn ý
1. Mở bài
- Em muốn miêu tả cảnh gì?
- Đó là cảnh mà em đã được trực tiếp chứng kiến hay từng xem trên truyền hình.
2. Thân bài
- Miêu tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp đó:
+ Quang cảnh trước khi cơn bão đến.
+ Khung cảnh chung khi cơn bão ập đến?
+ Xóm làng (thành phố, ... ), con vật, cây cối, con người như thế nào sau cơn bão lụt?
- Trận bão tràn qua đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ, gẫy cành, nhà cửa bị tốc mái, ... )
3. Kết bài
- Em rút ra bài học gì khi chứng kiến trận bão là gì? (phải tôn trọng những quy luật biến đổi thiên nhiên và tìm ra các bước phòng trống bão).
II. Bài văn mẫu
Đề 4: Em hãy viết thư cho một người bạn ở miền xa, tả lại thôn xóm hay khu phố, bản làng nơi mình sinh sống vào một ngày mùa đông giá lạnh.
I. Dàn ý
1. Mở bài
- Lời xưng hô.
- Lời chúc.
- Dẫn dắt để giới thiệu về nơi em muốn tả vào một ngày đông.
2. Thân bài
- Miêu tả những cảnh đặc trưng của mùa đông (đặc biệt là mùa đông nơi em đang sinh sống).
thời tiết, nhiệt độ, hình ảnh ông mặt trời, sương, gió,
cảnh vật thiên nhiên
- Miêu tả những cảnh sinh hoạt đời thường tại khu phố, thôn xóm,... nơi em ở trong những ngày mùa đông ấy.
- Những ngày mùa đông giá lạnh ấy đã gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc như thế nào?
3. Kết bài
- Ấn tượng sâu sắc nhất của em về những ngày mùa đông lạnh giá ấy là gì? (co ro trong chiếc áo ấm, ngồi bên bếp lửa mẹ nấu, ... )
- Lời chào tạm biệt.
- Lời chúc và những điều muốn nhắn nhủ.
II. Bài văn mẫu
Bài trước: Phương pháp tả cảnh (trang 46 sgk Ngữ văn 6) Bài tiếp: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) (trang 54 skg Soạn văn 6 tập 2)