Thánh Gióng (trang 22 Soạn văn 6)
Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đên "nằm đấy": Sự ra đời của nhân vật Gióng.
- Phần 2: tiếp theo đến "cứu nước": Gióng đòi mẹ cho đi đánh giặc, sự lớn lên một cách kì lạ.
- Phần 3: tiếp theo đến "lên trời": Gióng đánh thắng giặc và bay về trời.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1
- Trong truyện "Thánh Gióng" có các nhân vật như: Gióng, nhà vua, sứ giả, bố mẹ Gióng, quân giặc Ân.
- Nhân vật chính là Gióng
- Nhân vật này đã được xây dựng dựa trên các chi tiết hoang đường, kì ảo và giàu ý nghĩa:
+ Mẹ Gióng ướm chân của mình vào vết chân to
+ 12 tháng mang thai mới sinh ra Gióng
+ Gióng ăn mãi không thấy no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ.
+ Lên ba tuổi mà vẫn chưa biết đi, chưa biết nói. chưa biết cười
+ Khi nghe tin có sứ giả tìm người hiền tài, Gióng bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc
+ Khi có vũ khí Gióng bỗng đứng dậy vươn vai và trở nên cao lớn giống như một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
+ Roi sắt bị gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc
+ Đánh tan giặc, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
Câu 2
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi tinh thần yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của tinh thần yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức và tinh thần đánh giặc, từ trẻ con cho đến người già
b, Chi tiết này đã thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng đánh giặc
c, Người anh hùng được sinh ra trong nhân dân, đã được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên có sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước đang bị giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên thành một người vĩ đại, phi thường để chống giặc cứu nước
đ, Trong hoàn cảnh khó khăn, vẫn kiên cường và nhanh trí để tìm cách giết giặc
e, Gióng vẫn còn sống mãi cùng con người non sông đất nước.
Câu 3:
Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:
- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết và đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm của cả dân tộc
- Đại diện tiêu biểu cho lòng yêu nước, khả năng phi thường và sức mạnh quật khởi của dân tộc.
- Hình tượng tiêu biểu của tấm gương anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 4:
Truyện Thánh Gióng có nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử:
- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn sống trong cảnh phòng chống giặc phương Bắc để giữ gìn bình yên cho đất nước.
- Nhân dân ta đã có những sáng tạo và đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến để chống giặc
- Đã ý thức được việc đoàn kết để tạo ra sức cộng đồng để chống lại giặc thù.
Luyện tập
Bài 1:
Sau khi roi sắt bị gãy Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để giết giặc:
- Chi tiết này cho thấy sự nhanh trí, ứng biến kịp thời của Thánh Gióng trong khi trong khi đánh giặc
- Sức mạnh, tinh thần đoàn kết, kiên cường có thể khiến con người ta làm được nhiều điều lớn lao.
Bài 2:
Hội thi thể thao do nhà trường tổ chức mang tên Hội khỏe Phù Đổng:
- Là hội thi nhằm biểu dương sức khỏe, lấy cảm hứng từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng để tổ chức
- Giáo dục về tinh thần yêu nước, đoàn kết dám đứng lên bảo vệ đất nước cho thế hệ trẻ.
Bài trước: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (trang 16 Soạn văn 6) Bài tiếp: Từ mượn (trang 24 Soạn văn 6)