Thạch Sanh (trang 66 Soạn văn 6)
Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu... mọi phép thần thông: Sự ra đời và lớn lên một cách kì lạ của Thạch Sanh.
- Đoạn 2: tiếp theo đến "bị bắt hạ ngục": những thử thách và những lần lập công của Thạch Sanh.
- Đoạn 3: phần còn lại: phơi bày tội của Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và dẹp yên mười tám quân chư hầu.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Sự ra đời và lớn lên một cách kì lạ của Thạch Sanh:
+ Bố mẹ già mới sinh được Thạch Sanh
+ Chàng là con trai của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai
+ Mẹ Thạch Sanh mang thai trong nhiều năm mới sinh con
+ Thạch Sanh được thần tiên dạy cho nhiều món võ nghệ và các phép thần thông
-> Thần thánh hóa sự sinh ra và lớn lên của Thạch Sanh có mục đích khiến nhân vật trở nên kì lạ và có gì có siêu thường, báo trước những việc lớn mà chàng sẽ làm.
Bài 2:
Trước khi cưới công chúa, Thạch Sanh đã trải qua các thử thách:
+ Đi canh miếu và giết được chằn tinh
+ Xuống hang giết đại bàng và giải cứu công chúa.
+ Bị bắt vào ngục do hồn của đại bàng và chằn tinh báo thù
-> Trải qua nhiều gian nan thử thách, Thạch Sanh đã thể hiện những phẩm chất quý giá. Đó là sự thật thà, chất phác, khoan dung.
Câu 3:
Thạch Sanh | Lý Thông | |
Tính cách | - Vô tư - Dũng cảm - Thật thà | - Toan tính - Tham lam, độc ác - Dối trá |
Hành động | - Giúp dân làng giết chằn tinh - Giết đại bàng giải cứu công chúa và con vua thủy tề - Dẹp yên quân của mười tám nước chư hầu trong sự hòa bình và khoan dung | - Cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh - Lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang và cướp công trạng. |
Câu 4:
Ý nghĩa của các chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện Thạch Sanh là niêu cơm và tiếng đàn của Thạch Sanh
- Chi tiết tiếng đàn:
+ Giúp Thạch Sanh giải được nỗi hàm oan, vạch mặt kẻ cướp công là Lý Thông
+ Tiếng đàn là biểu trưng cho công lý và ước mơ của người dân về một xã hội công bằng
- Chi tiết niêu cơm:
+ Thể hiện sự khoan dung, hòa ái của Thạch Sanh
+ Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của dân tộc ta
Câu 5:
Kết thúc truyện "Thạch Sanh" người dân muốn thể hiện:
- Kẻ ác, kẻ xấu dù mưu mô xảo trá đến đâu thì cũng có ngày bị trừng phạt
- Người hiền lành và tốt bụng cuối cùng cũng sẽ được đền đáp, sống một cuộc sống hạnh phúc
-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong các truyện cổ tích để thể hiện mơ ước của người dân về một cuộc sống công bằng, hòa bình và hạnh phúc.
Luyện tập
Bài 1:
Nếu vẽ một bức tranh minh họa cho truyện "Thạch Sanh", em sẽ chọn vẽ lại chi tiết Thạch Sanh đang gảy đàn trong ngục, bởi vì:
- Chi tiết này được xem là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện
- Thể hiện sự hóa giải nỗi oan mà Thạch Sanh phải chịu đựng
- Tố cáo bộ mặt giả, ác của Lý Thông
- Hình ảnh này cũng để tượng trưng cho sự thật và công lý
Bài 2:
Kể lại truyện "Thạch Sanh" một cách diễn cảm