Ông lão đánh cá và con cá vàng (trang 96 Soạn văn 6)
Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến... "kéo sợi": giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.
- Đoạn 2: tiếp theo đến... "ý muốn của mụ": Sự trả ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ.
- Đoạn 3: còn lại: sự trừng trị của cá vàng đối với lòng tham của mụ vợ.
Câu 1:
Trong truyện ông lão đánh cá ra biển năm lần để gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đánh cáđi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão đánh cá lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc đi ra biển
+ Lần 4: Ông lão đánh cá đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lão lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động của ông lão là chủ ý của truyện cổ tích, với mục đích:
+ Tạo ra các tình huống hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe
+ Mỗi một lần lại xuất hiện thêm chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ mỗi lần cũng tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão cũng thay đổi.
Câu 2:
Sự thay đổi của cảnh biển trong mỗi lần ông lão đánh cá ra cầu xin cá vàng:
+ Lần 1: biển gợn sóng yên ả
+ Lần 2: biển xanh nổi sóng
+ Lần 3: Biển xanh bỗng nổi sóng dữ dội
+ Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt
+ Lần 5: Một cơn dông tố kinh hoàng kéo đến, mặt biển bỗng nổi sóng ầm ầm
⇒ Việc liệt kê sự việc tăng tiến đã cho thấy rõ phản ứng của thiên nhiên tương ứng với những đòi hỏi tham lam và vô lý của mụ vợ ông lão đánh cá.
- Biểu hiện của biển cả cũng chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của những kẻ bội bạc.
Câu 3:
Truyện đã phản ánh sự bội bạc và lòng tham của mụ vợ tăng dần:
+ Lần 1: đòi chiếc máng lợn mới
+ Lần 2: đòi căn nhà rộng
+ Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 4: đòi được làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 5: Mụ vợ muốn muốn làm Long Vương để cá vàng hầu hạ
- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc xây dựng các tình tiết thể hiện lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ là hết sức vô lý và không có giới hạn. Mụ vợ là người không có công gì với cá vàng nhưng lại là người đưa ra những đòi hỏi vô lý.
- Sự bội bạc của mụ đối với ông lão đánh cá:
+ Chửi chồng “đồ ngu”, “đồ ngốc”, “sao ngốc thế”
+ Đỉnh điểm củ sự bội bạc là khi mụ tát vào mặt ông lão và nói “Mày cãi à? Mày dám cãi lời của nhất phẩm phu nhân à?
- Sự bội bạc đã đi tới cùng khi người chồng- cũng chính là ân nhân- mụ coi chồng như chướng ngại vật, mụ gạt người chồng ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Câu 4:
- Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh là “ trước mắt ông lão là túp lều rách nát ngày xưa, mụ vợ đang ngồi trên bậc thềm cửa với cái máng lợn sứt mẻ”
- Hình ảnh này có ý nghĩa:
+ Với ông lão: cuộc sống được trở về bình yên, giản dị dù thiếu thốn.
+ Với mụ vợ: từng sống cuộc sống nghèo khổ, cũng từng được sống cảnh giàu sang nay quay lại cuộc sống nghèo khổ, đây chính là hình phạt cho sự bội bạc và lòng tham của mụ vợ.
Câu 5:
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội là bội bạc và tham lam
+ Lòng tham đã khiến mụ vợ mù quáng, mất đi lương tri. Sự bội bạc đã làm tăng lên lòng tham vô hạn độ và việc dẫn đến bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ vợ
- Hình tượng cá vàng trong truyện đã thể hiện chủ đề của truyện:
+ Cá vàng thể hiện lòng biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu của ông lão.
+ Cá vàng tượng trung cho ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với những kẻ tham lam, ích kỷ, vong ân bội nghĩa.
Luyện tập
Bài 1: Có thể đặt tên nhan đề cho truyện là "Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng". Không thể đặt tên như vậy vì:
- Về mặt hình thức: nhan đề dài
- Mụ vợ ông lão đánh cá sẽ là nhân vật chính, triển khai theo trình tự mức độ tăng tiến của những đòi hỏi vô lý của mụ vợ nhưng sự đối thoại trực tiếp trong truyện thì hầu như là ông lão và cá vàng.
- Câu chuyện đã ca ngợi lòng tốt, tính thiện lương của con người.
Bài 2: Kể truyện diễn cảm