Lợn cưới áo mới (trang 127 Soạn văn)
Bố cục:
- Phần 1: từ đầu đến "tức lắm": giới thiệu về một anh chàng đang muốn khoe chiếc áo mới.
- Phần 2: còn lại: hai người hay khoe của gặp nhau.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
- Tính khoe của là phô trương để người khác thấy mình giàu có, nhiều tiền nhiều của, mình hơn người khác.
- Anh đi tìm lợn khoe mình có của trong tình huống mà đang chuẩn bị làm đám cưới thì con lợn làm cỗ bị sổng mất, anh ta khoe của ngay cả trong tình huống đang vội
- Đáng lí anh ta phải miêu tả đặc điểm, chủng loại con lợn mình đang tìm để người được hỏi nắm được thông tin và trả lời thì anh ta lại hỏi là “lợn cưới”- đưa ra thông tin sai lệch, không cần thiết.
Câu 2:
Anh có chiếc áo mới thích khoe của đến mức lố bịch:
- Mặc áo mới đứng ở cửa để xem có người đi qua để khoe
- Khi thấy có anh chàng đi tìm lợn đi qua, thấy anh kia không nói tới cái áo của mình thì liền giơ vạt áo ra và khoe, nhấn mạnh rằng “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này”.
- Anh ta cũng thể hiện sự ranh mãnh khi bỏ chữ “cưới” trong từ “lợn cưới” mà anh chàng đi tìm lợn khoe khoang.
- Yếu tố thừa trong câu của anh khoe áo mới “từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này” vừa thừa mà lại không rõ ràng.
Câu 3:
Các yếu tố hài hước gây cười:
- Hai anh chàng đều có tính khoe của gặp nhau
- Con lợn, cái áo là những của cải vốn không to tát gì mà vẫn cố khoe cho kì được.
- Một anh thì đứng ở cửa nhà để quyết khoe cho kì được, một anh đang tất tưởi đi tìm lợn, lo lắng cũng không quên khoe của
- Cả hai anh chàng này đều cố tình khoe của cho kì được, họ càng khiến mình trở nên lố bịch trong lời nói
Câu 4:
- Truyện Lợn cưới, áo mới nhằm phê phán tính khoe khoang, thích khoe của của con người.
- Sự khoe khoang một cách lố bịch đã khiến nhân vật trở thành những kẻ kì quặc trong đời sống.