Lao xao (Duy Khán) (trang 113 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
- Phần 1: từ đầu đến.... Râm ran: Cảnh làng quê lúc mới vào hè
- Phần 2: còn lại: Thế giới của các loài chim
Câu 1:
Trình tự kể tả những loài chim được nhắc đến:
- Bồ các - chim ri - sáo sậu - sáo đen - tu hú
- Chim ngói - chim nhạn - bìm bịp
- Diều hâu - chèo bẻo - quạ đen - quạ khoang - chim cắt.
- Trong bài, tác giả đã nhắc tới rất nhiều loài chim ở làng quê nhưng không phải miêu tả một cách lộn xộn, ngẫu nhiên. Việc lựa chọn sắp xếp thứ tự của các loại chim có trình tự rõ rệt theo từng nhóm gần nhau:
+ Lý giải về các loài chim có họ hàng với nhau.
+ Tiếp theo là chim ngói, nhạn, bìm bịp là bước trung gian.
+ Cuối cùng là các loài chim ác.
- Cách dẫn dắt truyện hết sức tự nhiên, từ thiên nhiên cho đến con người, từ chuyện trẻ em cho đến chuyện của các loài chim.
+ Mở đầu truyện bằng tiếng kêu của chim bồ các có tác dụng dẫn dắt lời kể, tiếp theo đó sử dụng cấu trúc đồng dao dân ca để phát triển mạch kể truyện theo cấu trúc dân ca đồng dao từ đó phát triển mạch kể.
Câu 2: Nghệ thuật miêu tả những loài chim:
Tác giả đã tập trung vào các yếu tố nổi bật riêng của từng loài (tiếng kêu, hình dáng, cách bay, thói quen, …) tạo nên sự đa dạng và phong phú.
- Chim bồ các có tiếng kêu "váng" lên
- Cậu sáo sậu, anh sáo đen đậu trên cả lưng trâu cất tiếng hót mừng được mùa.
- Chim ngói sạt qua.
- Nhạn vùng vẫy trên tít mây xanh "chéc, chéc"
- Bìm bịp "suốt ngày đêm rúc rích trong bụi rậm.
- Diều hâu mũi khoằm, bay cao, đánh hơi rất tinh.
- Chèo bẻo "những mũi tên đen, có hình dáng đuôi cá từ đâu tấp bay đến.
- Qụa lia lia láu láu…
→ Loài chim hiền lành được ưu tiên miêu tả bằng tiếng hót và tiếng kêu, loài trung gian thì được miêu tả bằng màu sắc và tiếng kêu, các loài chim ác được miêu tả bằng các hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.
b, Tác giả kết hợp giữa tả và kể truyện một cách nhuần nhuyễn, tuần tự.
- Sự kết hợp giữa tả và kể trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài chim:
+ Việc tranh cướp mồi giữa chèo bẻo và diều hâu.
+ Tranh mồi giữa chim cắt và chèo bẻo.
c, Tác giả đã kết hợp kể, tả những loài chim, tác giả đã thể hiện tài quan sát tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn mềm mại và uyển chuyển.
- Thể hiện sự quan sát rất tỉ mỉ, nhấn mạnh vào các đặc điểm riêng của từng loài chim cũng như một xã hội loài người có người hiền lành, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng cách dùng bạo lực…
→ Tình cảm và sự gắn bó mật thiết của tác giả với thiên nhiên.
Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.
Trong bài văn tác giả đã sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian:
- Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các
- Dây mơ, rễ má
- Kẻ cắp gặp bà già
- Sự tích về loài chim bìm bịp
→ Cách sử dụng chất liệu dân gian nói trên có tác dụng làm cho mạch văn phát triển một cách tự nhiên, lời kể trở nên gần gũi và sinh động với con người.
Tuy nhiên cách nhận định và đánh giá trên có tính định kiến, gán ghép và khiên cưỡng.
Câu 4 :
- Bài văn mang đến những thông tin hấp dẫn, thú vị về các loài chim, từ tiếng hót, tập tính, hình dáng cho đến thói quen bắt mồi…
- Giúp ta hiểu thêm về các loài chim, đồng thời trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tóm tắt
Trời chớm vào hè, cây cối um tùm, hoa tỏa ngát hương, bướm ong rập rình xôn xao. Thế giới các loài chim ở làng quê hiện lên một cách sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bác Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi bác sáo sậu, sáo đen, chim ngói, tu hú,chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp rúc trong bụi cây suốt ngày đêm, diều hâu hung ác chuyên bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm ngó chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp có tính hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu và quạ. Chim cắt rất hung dữ, không một loài chim nào trị được nó thế mà lại bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
Câu 2: Quan sát và miêu tả các loài chim quen thuộc ở vùng quê nhà em.
Cần triển khai các ý dưới đây:
- Loài chim mà em muốn miêu tả là gì?
- Loài chim đó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào của năm?
- Miêu tả hình dáng của loài chim ấy.
- Thói quen của loài chim ấy là gì?
- Sự xuất hiện của loài chim đó đã gợi cho em sự thích thú ra sao?
Bài trước: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) (trang 106 sgk Ngữ văn 6 tập 2) Bài tiếp: Câu trần thuật đơn có từ LÀ (trang 115 sgk Ngữ văn 6 tập 2)