Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (trang 16 Soạn văn 6)
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
a, Trong cuộc sống hàng ngày, khi có tình cảm, một tư tưởng, nguyện vọng nào đó mà cần biểu đạt ra để mọi người biết thì cần phải biểu đạt ra bằng chữ viết hoặc ngôn ngữ nói
b, Khi muốn biểu đạt tình cảm, tư tưởng, nguyện vọng nào đó ra một cách đầy đủ, trọn vẹn để người khác hiểu thì cần phải trình bày một cách rõ ràng mục đích giao tiếp.
c, Câu ca dao trên đã nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng.
+ Nó đã khẳng định lập trường, niềm tin và ý chí bền bững vào chính bản thân.
+ Câu 6 và câu 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát đã biểu đạt một cách trọn vẹn một ý.
+ Ca dao cũng được xem là một văn bản.
d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng hay bế giảng năm học cũng được xem là một văn bản vì nó cũng có chủ đề thống nhất, có tính liên kết và mạch lạc
e, Đơn xin học, truyện cổ tích, bài thơ… cũng được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn hay một bài chuyên đề cũng được xem là văn bản.
Câu 2
TT | Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp | Ví dụ |
1 | Tự sự | Trình bày diễn biến của sự việc | Bánh chưng, bánh giầy, Con Rồng cháu Tiên, … |
2 | Miêu tả | Tái hiện trạng thái của con người hay sự vật | Miêu tả người, cảnh vật, con vật… |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ cảm xúc, tình cảm | Thơ trữ tình, ca dao trữ tình… |
4 | Nghị luận | Nêu ý kiến bàn luận, đánh giá | Ca dao, tục ngữ… |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu tính chất, đặc điểm, phương pháp | Thuyết minh về các loại đồ dùng học tập, thuyết minh về chiếc nón lá… |
6 | Hành chính công vụ | Trình bày ý muốn, quyết định, khẳng định quyền hạn, nêu lên trách nhiệm giữa người với người |
- Hành chính công vụ
- Thuyết minh
- Biểu cảm
- Tự sự
- Miêu tả
- Nghị luận
II. LUYỆN TẬP
Bài 1
a, Phương thức tự sự: Vì có sự vật, có người, có diễn biến của sự việc
b, Phương thức miêu tả: miêu tả quang cảnh thiên nhiên: đêm trăng trên dòng sông
c, Phương thức biểu cảm: bàn luận về việc làm sao để đất nước trở nên giàu mạnh
d, Phương thức thuyết minh: giới thiệu về hướng quay của địa cầu.
Bài 2
Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" thuộc loại văn bản tự sự, vì:
- Có một chuỗi các hành động, sự việc, nhân vật được trình bày theo diễn biến mạch lạc.
- Có sự kiện mở đầu và kết thúc
Bài trước: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt (trang 13 Soạn văn 6) Bài tiếp: Thánh Gióng (trang 22 Soạn văn 6)