Em bé thông minh (trang 74 Soạn văn 6)
Soạn bài: Em bé thông minh
Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "lỗi lạc": Vua sai quan đi tìm người hiền tài.
- Đoạn 2: tiếp theo đến "láng giềng": Những thử thách đã chứng tỏ trí thông minh của cậu bé.
- Đoạn 3: còn lại: Cậu bé được vua phong làm trạng nguyên.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Hình thức sử dụng câu đố để thử tài nhân vật thường được dùng phổ biến trong các truyện cổ tích. Tác dụng:
- Tạo ra những tình huống hấp dẫn, thú vị, li kì để phát triển mạch của chuyện
- Mang lại sự hấp dẫn cho truyện
- Xây dựng tình huống để nhân vật được bộc lộ trí thông minh và tài năng của mình.
Câu 2:
Sự mưu trí của cậu bé đã được thể hiện qua bốn lần:
- Lần 1: đối đáp và đố lại viên quan
- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để phá giải yêu cầu phi lí của vua
- Lần 3: Đố lại nhà vua
- Lần 4: Giải câu đó bằng cách dùng kinh nghiệm dân gian
⇒ Những cách giải câu đó của cậu bé thông minh rất hóm hỉnh và lý thú khi:
+ Làm cho người ra câu đố tự nhận ra điều phi lý trong câu đố của mình
+ Chuyển thế bí sang cho người đố một cách khéo léo
+ Sử dụng hiểu biết thực tế để giải câu đố, khiến người người nghe và chứng kiến phải thán phục trí thông minh hơn người của cậu bé.
Câu 4:
Ý nghĩa của truyện em bé thông minh:
- Truyện đề cao giá trị của trí thông minh, ca ngợi trí tuệ, sự nhanh nhẹn của con người.
- Trí thông minh cần phải được đúc kết từ những kinh nghiệm cuộc sống và được vận dụng trực tiếp vào đời sống.
- Truyện tạo ra các tình huống li kì, hóc búa
Luyện tập
Bài 1:
Kể truyện một cách diễn cảm
Bài 2:
Sưu tầm các câu chuyện em bé thông minh từ tập truyện "Thần đồng đất Việt".