Cây tre Việt Nam (Thép Mới) (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
- Đại ý: Cây tre Việt Nam đã diễn tả sự gắn bó thân thiết, lâu đời của tre đối với đời sống người dân Việt trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Cây tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam như thẳng thắn, nhũn nhặn, chung thủy, dũng cảm, bất khuất. Cây tre Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành cùng với người dân Việt Nam trong tương lai.
- Bố cục:
Phần 1: từ đầu đến... chí khí con người: Giới thiệu sơ lược về cây tre
Phần 2: tiếp theo đến... tiếng sáo diều tre cao vút mãi: Vai trò quan trọng của cây tre trong đời sống lao động, sản xuất và chiến đấu của người dân Việt Nam.
Phần 3: còn lại: Cây tre tượng trưng cho những đức tính đẹp và khí chất của người dân Việt Nam.
Câu 2:
- Những chi tiết diễn tả sự gắn bó của cây tre trong lao động và sản xuất:
+ Bóng tre trùm lên thôn bản, làng xóm
+ Tre chính là cánh tay của người nông dân
+ Tre là người nhà
+ Tre là tình cảm nam nữ, là đồ chơi của trẻ con, là niềm vui tuổi già
+ Tre với người chung thủy, sống chết có nhau
b, Tre là đồng cam cộng khổ trong chiến đấu
- Tre là vũ khí: chông che, gậy tầm vông, tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Hình ảnh cây tre được nhân hóa: tre như có tâm hồn, có tình cảm, bao bọc và che trở cho làng xóm
Câu 3:
Ở đoạn cuối, tác giả đã hình dung vị trí và tầm quan trọng của cây tre trong tương lai, khi đất nước bước vào thời kì đổi mới.
- Xi măng, cốt thép, dần dần trở nên quen thuộc và thay thế tre nứa
- Tác giả đã khẳng định không gì có thể thay thế được tre nứa
- Tre nứa vẫn tỏa bóng bóng mát, làm cổng chào, đi vào trong văn hóa và âm nhạc
→ Hình ảnh cây tre đã trở nên gắn bó như máu thịt, tình nghĩa với nhân dân Việt Nam
Câu 4:
Cây tre chứa đựng những phẩm chất cao quý của con người:
- Giản dị, thanh cao, đẹp đẽ và giàu sức sống
- Tre gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ con người trong lao động, sản xuất và chiến đấu
- Tre có nhiều nét giống con người: nhũn nhặn, thủy chung, ngay thẳng, can đảm
→ Tre là biểu tượng về những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của người dân Việt Nam, đây là hình ảnh tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
III. Luyện tập
Câu hỏi:
Một số câu ca dao, truyện cổ tích và bài thơ nói về cây tre:
+ Truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt"
+ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
(Ca dao)
+ Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
(Tế Hanh)
+ Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người (trang 95 sgk Ngữ văn 6 tập 2) Bài tiếp: Câu trần thuật đơn (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 2)