Cây bút thần (trang 85 Sạn văn 6)
Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "em vẽ cho thùng": Mã Lương học vẽ và được thần ban cho cây bút thần, em vẽ giúp đỡ những người nghèo.
- Đoạn 2: tiếp theo đến "phóng như bay": Mã Lương dùng bút thần để chống lại tên địa chủ tham lam.
- Đoạn 3: tiếp theo đến "lớp sóng hung dữ": Mã Lương dùng cây bút thần trừng trị tên vua tham lam và hung ác.
- Đoạn 4: còn lại: Người dân truyền tụng những câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Mã Lương thuộc tuyến nhân vật phổ biến trong các truyện cổ tích:
- Nhân vật có tài năng, sử dụng tài năng của mình để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ tham lam, độc ác
- Một số nhân vật tương tự như Sọ Dừa, Thạch Sanh…
Câu 2: Mã Lương vẽ rất giỏi là vì:
- Say mê, rất thích vẽ, có năng khiếu bẩm sinh
- Vẽ ở mọi lúc, mọi nơi
- Cây bút thần như là một món quà cho những nỗ lực và sự say mê luyện tập của Mã Lương
- Nhờ có cây bút thần mà việc vẽ của Mã Lương trở nên hữu ích hơn.
- Chỉ có Mã Lương mới có thể sử dụng cây bút như ý em mong muốn
→ Mối quan hệ giữa tài năng và phẩm chất đạo đức cao quý của con người, và sự thần kì
Câu 3: Mã Lương vẽ những thứ cần thiết cho người nghèo:
- Vẽ cho người nghèo: những vật dụng cần thiết như các loại công cụ lao động, không vẽ đồ ăn hay bạc vàng
- Đối với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ theo ý muốn của họ, nếu có vẽ thì vẽ sai lệch so với yêu cầu
+ Mã Lương vẽ các phương tiện giúp mình trốn thoát khỏi tên địa chủ và trừng phạt hắn
+ Em giả vờ nghe theo yêu cầu của nhà vua rồi vẽ bão tố để nhấn chìm tên vua độc ác
→ Mã Lương đã vẽ cho người nghèo, em cự tuyệt vẽ cho những tên độc ác, tham lam. Mã Lương cũng đã thực hiện sứ mệnh của mình khi vẽ báo tố, cung tên để trừng trị những kẻ tham lam, độc ác
Câu 4: Những chi tiết độc đáo và hấp dẫn trong truyện:
- Khi Mã Lương bị tên địa chủ nhốt trong chuồng ngựa, em đã vẽ bánh nướng và lò sưởi, sau đó vẽ một cái thang để chạy trốn
- Mã Lương đánh rơi một giọt mực vào bức tranh con cò không mắt, cò bỗng tung cánh bay lên trời.
- Mã Lương vẽ con gà trụi lông và con cóc ghẽ trước yêu cầu tham lam của nhà vua.
Câu 5: Ý nghĩa của truyện cây bút thần:
- Truyện cây bút thần đã thể hiện ước mơ của người dân về sức mạnh diệu kì để giúp đỡ người lao động nghèo và trừng phạt những tên tham lam, độc ác
- Truyện cũng đã khẳng định tài năng chỉ có thể phát huy tác dụng khi được sử dụng vào những mục đích chính nghĩa
- Khẳng định chắc chắn rằng nghệ thuật chân chính là một niềm đam mê, quyết tâm theo đuổi mơ ước của con người. Nghệ thuật chân chính là thứ cứu rỗi và thể hiện niềm tin của con người vào những khả năng kì diệu.
Luyện tập
Bài 1: Kể truyện một cách diễn cảm
Bài 2: Truyện cổ tích là truyện có nội dung kể về cuộc đời của các nhân nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật nghèo khó, bất hạnh
+ Nhân vật dũng sĩ, có tài năng, có phép lạ
+ Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật nhưng có tính cách như con người
- Truyện cổ tích thưởng sử dụng yếu tố hoang đường, thể hiện được ước mơ, niềm tin của người dân rằng cái thiện luôn thắng cái ác.