Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Viết đơn (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 131)

Soạn bài: Viết đơn (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 131)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 131):

- Viết đơn trong trường hợp có yêu cầu, nguyện vọng nào đó cần được giải quyết.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 131):

Những trường hợp phải viết đơn:

- Bị mất chiếc xe đạp khi đến thăm bạn → Viết đơn trình báo lên cơ quan công an nhờ giúp đỡ để tìm lại chiếc xe đạp

- Muốn theo học lớp múa → Viết đơn xin tham gia lớp học.

- Muốn chuyển đến học ở nơi mới → Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học gửi lên ban giám hiệu nhà trường.

II. Những loại đơn và các nội dung không thể thiếu trong đơn.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 132):

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 133):

- Thứ tự các mục trong đơn:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.

+ Tên đơn là gì?

+ Nơi (họ tên người) nhận đơn.

+ Họ tên đầy đủ người viết đơn.

+ Lí do viết đơn và các đề nghị, yêu cầu của người viết đơn.

+ Cam đoan và lời cảm ơn.

+ Chữ ký của người viết đơn.

- Giống: Đều có phần mở đầu, kết thúc, thứ tự sắp xếp của các mục.

- Khác:

+ Đơn được viết theo mẫu: có thông tin cá nhân đầy đủ, phần nội dung ghi nguyện vọng, không ghi lý do.

+ Đơn viết không theo mẫu: Không ghi đầy đủ thông tin cá nhân, nội dung đơn thì đủ 2 nội dung gửi đơn, lí do gửi đơn.

- Các phần quan trọng: Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, tên đơn, nơi gửi, tên đầy đủ người gửi, nêu rõ sự việc, lí do và yêu cầu, nguyện vọng, cam đoan, kí tên.

Bản 2/ Soạn bài: Viết đơn (siêu ngắn)
I. Khi nào cần viết đơn?

Câu 1 (trang 131 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cần viết đơn khi muốn đề đạt 1 yêu cầu, nguyện vọng với 1 người hay cơ quan tổ chức có thẩm quyền nào đó

Câu 2 (trang 131 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Những trường hợp cần viết đơn là trường hợp 1,2,4

- Viết đơn trình bày việc mất xe đạp gửi đến công an địa phương

- Viết đơn xin tbam gia lớp nhạc và họa gửi phòng giáo vụ

- Viết đơn xin chuyển trường và gửi đến Ban giám hiệu nhà trường

II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn

- Thứ tự trình bày đơn:

+ quốc hiệu, tiêu ngữ

+ ngày, tháng, năm

+ tên đơn

+ nơi gửi

+ họ tên, nơi công tác của người viết đơn

+ lí do viết đơn

+ cam đoan và lời cảm ơn

+ kí tên

- Hai mẫu đơn đều cần phải được trình bày theo thứ tự nhất định nhưng đơn viết không theo mẫu diễn đạt có sự uyển chuyển hơn

- Các phần quan trọng không thể thiếu là:

+ đơn gửi ai?

+ ai gửi đơn?

+ đề đạt nguyện vọng gì?