Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 27)
Câu 1 (SGK trang 27- 28):
a/ Trong trường hợp này, người nghe muốn nghe đầy đủ về câu chuyện và người kể phải kể câu chuyện đó một cách chi tiết.
b/ + Nếu muốn cho bạn biết Lan có phải là một người bạn tốt không, người được hỏi phải kể các việc làm tốt mà Lan đã làm vì thông qua các việc làm tốt ấy mới chứng minh được Lan là một người tốt
+ Nếu người trả lời kể một vài câu chuyện nhưng không có sự liên quan đến việc thôi học của An thì không thể xem là một câu chuyện có ý nghĩa vì khi đó người nghe chưa đạt được mục đích kể.
Câu 2 (SGK trang 28):
- Thánh gióng là kiểu văn bản tự sự vì:
+ Truyện kể về cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của Thánh Gióng
+ Thời gian: dưới thời Hùng Vương thứ sáu
+ Diễn biến: có những sự việc được sắp xếp theo trình tự
+ Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước, dũng cảm chống giặc của Gióng và của nhân dân
- Nói chuyện ca ngợi công đức của người anh hùng làng Gióng vì truyện đã giúp ta giải thích được việc đánh giặc Ân của Gióng, tìm hiểu phẩm chất, tài năng của người anh hùng, từ đó bày tỏ sự khâm phục và ngợi ca của nhân dân ta với Gióng.
- Những sự việc: Bà mẹ thụ thai một cách kì lạ => sinh ra một đứa bé kì lạ => Thánh Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc ⇒ Thánh Gióng ăn nhiều và lớn nhanh như thổi ⇒ Thánh Gióng vươn vai bỗng trở thành tráng sĩ ⇒ Thánh Gióng đánh tan giặc Ân => Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời và các dấu tích còn lại của Thánh Gióng
Nhận xét:
Tự sự là:
+ kể một chuỗi các sự việc theo trình tự nhất định, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng là dẫn đến một kết thúc.
+ thể hiện một ý nghĩa nào đó
II. Luyện tậpCâu 1 (SGK trang 28):
a. Phương thức tự sự: truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc tiếp diễn liền mạch nhau, kết thúc bất ngờ.
Ông già đẵn củi xong mang về, muốn Thần Chết tới đưa mình đi. Thần chết đến nhà, ông già sợ quá, nhờ nhấc hộ bó củi lên.
b. Ý nghĩa: Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống
Câu 2 (SGK trang 29):
- Là bài thơ tự sự vì tuy nội dung được diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng đã kể lại câu chuyện có nhân vật, có chi tiết, có cốt truyện, có các diễn biến sự việc với mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo con đã khiến mèo tự sa vào bẫy của chính mình.
Câu 3 (SGK trang 29-30):
- 2 văn bản đã cho đều có nội dung tự sự. Văn bản đầu là dưới dạngmột bản tin, nội dung kể lại một cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 diễn ra tại TP. Huế vào chiều ngày 3/4/2000. Văn bản thứ 2 là một đoạn trong sách Lịch sử 6 nói về việc người Âu Lạc đã đánh tan quân Tần xâm lược.
- Vai trò: giúp người đọc có thể thấy rõ quá trình của hai sự kiện: khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba tại thành phố Huế và người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược (có diễn biến, thành phần người tham gia, có nguyên nhân, có kết quả).
Câu 4 (SGK trang 30):
- Tổ tiên của người Việt xưa là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên là do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Lạc Long Quân nòi rồng sống dưới nước, Âu Cơ nòi tiên sống trên cạn. Do vậy người Việt vẫn tự xưng là con rồng, cháu tiên.
Câu 5 (SGK trang 30):
- Bạn Giang nên kể một cách vắn tắt một số thành tích của bạn Minh để các bạn trong lớp có thể hiểu được Minh là một người chăm học, học giỏi lại rất hay giúp đỡ bạn bè.
Bản 2/ Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (siêu ngắn)I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của loại phương thức tự sự.
Câu 1 (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 1):
a) Trong trường hợp này người nghe muốn biết thông tin:
- Nội dung của câu truyện cổ tích nào đó.
- Thông tin (ngoại hình, sở thích, tính tình, thành tích học tập) của Lan.
- Lý do An nghỉ học.
- Một câu chuyện hay
→ Người kể phải sử dụng phương thức kể để cung cấp các thông tin mà người nghe muốn biết.
b) - Trong trường hợp này người được hỏi cần phải kể lại các việc tốt của Lan như trong học tập, giúp đỡ bạn bè, lao động. Người được hỏi cần phải kể các thông tin như vậy vì những thông tin đó mới chứng minh được rằng Lan là một người tốt và cung cấp đầyđủ thông tin cho người hỏi.
- Nếu người kể, kể một câu chuyện mà không có liên quan tới việc thôi học của An thì đó vẫn không được coi là một câu chuyện ý nghĩa vì nó chưa đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Câu 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự vì nó đã cung cấp cho người đọc các thông tin sau:
+ Truyện kể về nhân vật Gióng.
+ Sống dưới thời Hùng Vương thứ 6
+ Gióng đánh tan giặc Ân.
+ Gióng cởi áo giáp sắt, cưới ngựa bay về trời.
→ Ý nghĩa: ca ngợi tinh thần yêu nước và tinh thần quả cảm của Gióng.
- Truyện Thánh Gióng có ý nghĩa ca ngợi công đức của vị anh hùng xả thân cứu nước, vì câu chuyện này kể về quá trình ra đời → trưởng thành → tạo lập chiến công → thành Thánh của vị anh hùng đã đánh tan quân xâm lược.
- Thứ tự các sự việc của truyện diễn ra theo trình tự của câu truyện:
+ Sự ra đời của Gióng
+ Gióng biết nói và đề nghị đi đánh giặc
+ Gióng ăn khỏe lớn nhanh, cưỡi ngựa xông ra trận đánh giặc
+ Dẹp tan giặc Ân, Gióng bay về trời
+ Vua lập đền thờ và phong danh hiệu cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.
⇒ Phương thức tự sự (đặc điểm loại phương thức tự sự):
+ Trình bày chuỗi những sự kiện, sự việc này → sự vật, sự kiện kia → kết quả ⇒ thể hiện một ý nghĩa nào đó.
+ Giải thích sự việc, tìm hiểu con người để nêu vấn đề ⇒ thể hiện thái độ khen chê.
II. Luyện tậpBài 1 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện Ông già và thần chết dùng loại phương thức tự sự. Phương thức tự sự được biểu hiện thông qua những lời thoại
- Ý nghĩa: Câu chuyện thể hiện sự thông minh và nhanh trí của con người.
Bài 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Bài thơ "Sa bẫy" của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn đã được trình bày theo phương thức tự sự: vì: Nội dung của bài thơ như một câu chuyện có trình tự, có diễn biến và có kết thúc bất ngờ.
- Có thể kể lại câu chuyện như sau: Bé mây rủ mèo cùng đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm ngon. Cả 2 đều rất sung sướng khi nghĩ tới cảnh chuột sập bẫy nhưng không may bẫy sập, chuột chưa vào mà mèo đã bị sa bẫy.
Bài 3 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Cả hai văn bản đều là loại văn bản tự sự. Vì cả 2 văn bản đều sử dụng để trình bày nội dung sự việc. Tự sự ở đây đóng vai trò thuật lại các sự việc.
Bài 4 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Có một vị thần có nòi Rồng ở dưới nước kết duyên với một vị thần thuộc dòng dõi tiên sống ở trên núi. Hai người kết duyên với nhau và sinh ra ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra được trăm người con. 50 mươi người con theo cha xuống biển còn 50 người con theo mẹ lên núi. Người con trưởng theo mẹ lên núi và được lập lên làm vua lấy hiệu là Vua Hùng Vương lập ra nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc của người Việt Nam ta bây giờ.
Bài 5 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Giang nên kể một cách vắn tắt một số thành tích của Minh vì nó sẽ thuyết phục các bạn trong lớp hơn.
Bài trước: Soạn bài: Từ mượn (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 24) Bài tiếp: Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 33)