Soạn bài: Câu trần thuật đơn không có từ là (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 118)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 118):
- Phú ông (Chủ ngữ)//mừng lắm (vị ngữ)
- Chúng tôi (chủ ngữ)// tụ hội ở góc sân (vị ngữ)
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 118):
- Câu a: do cụm tính từ tạo nên.
- Câu b: do cụm động từ tạo nên
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 118):
- Phú ông không mừng lắm
- Chúng tôi không tụ hội ở cuối sân
II. Câu miêu tả và câu tồn tạiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 119):
a. Phía cuối bãi, hai cậu bé con//tiếnlại.
Trạng ngữ/chủ ngữ/ vị ngữ
b. Phía cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con.
Trạng ngữ/ Vị ngữ/ chủ ngữ
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 119):
- Chọn câu (b) để điền vào chỗ trống. Vì Hai cậu bé con lần đầu tiên có xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu, có nghĩa là các nhân vật này đã được biết từ trước.
III. Luyện tậpBài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 120):
a. Bóng tre (Chủ ngữ)//bao trùm lên âu yếm làng quê, thôn xóm (Vị ngữ)→ Câu miêu tả
-... Thấp thoáng (Vị ngữ)// mái đình, mái chùa cổ kính. (Chủ ngữ)→ Câu tồn tại
-... Ta (Chủ ngữ)// gìn giữ một nền văn hoá có từ lâu đời (Vị ngữ). → Câu miêu tả
b. -... Có (Vị ngữ)// cái hang của dế Choắt. (Chủ ngữ)→ Câu tồn tại
-.. Tua tủa (Vị ngữ) //những mầm măng. (Chủ ngữ)→ Câu tồn tại
- Măng (Chủ ngữ) //chồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ. (Vị ngữ)→ Câu miêu tả
Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 120):
Trường em nằm ở khu trung tâm của Huyện Hoằng Hóa, cách đường quốc lộ 1A chừng 1km. Đó là một ngôi trường khang trang. Mỗi buổi sáng đi học, nhìn vào khoảng trời trước trường em thấy ánh bình minh đã thoa lên cả bức tường một màu hồng phấn. Trong các lớp học nhộn nhịp những cô cậu học trò.
Bản 2/ Soạn bài: Câu trần thuật đơn không có từ là (siêu ngắn)I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
Câu 1 (trang 118 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Xác định cụm chủ vị
a. Chủ ngữ: Phú ông
Vị ngữ: mừng lắm
b. Chủ ngữ: Chúng tôi
Vị ngữ: tụ hội ở góc sân
Câu 2 (trang 119 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Vị ngữ trong câu (a) do cụm tính từ tạo nên
Vị ngữ trong câu (b) do cụm động từ tạo nên
Câu 3 (trang 119 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Điền từ- Phú ông chưa vui lắm
- Chúng tôi không tụ hội ở cuối sân
II. Câu miêu tả và câu tồn tạiCâu 1 (trang 119 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Xác định chủ ngữ
a. Chủ ngữ: Hai cậu bé con
Vị ngữ: tiến lại
b. Chủ ngữ bị đảo ngược so với câu (a)
Câu 2 (trang 119 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Chọn câu (b) để điền vào chỗ trống vì câu này có ý nghĩa thông báo sự xuất hiện của sự vật
III. Luyện tậpCâu 1 (trang 120 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ | |
---|---|---|---|
a | Bóng tre | phủ lên âu yếm bản làng, xóm, thôn | Miêu tả |
Mái đình, mái chùa cổ kính | thấp thoáng | Tồn tại | |
Ta | giữ gìn một nền văn hóa đã có từ lâu đời | Miêu tả | |
b | Dế Chớt | có cái hang | Tồn tại |
Dế Choắt | là tên tôi đặt cho nó như một cách trịch thượng và chế giễu | Miêu tả | |
c | Những những mầm măng | tua tủa | Tồn tại |
Măng | trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ đâm xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy | Miêu tả |
Câu 2 (trang 120 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo
Nằm bên cạnh trường Tiểu học Cổ Đông là trường trung học cơ sở Cổ Đông. Từ xa nhìn lại, ngôi trường thật nổi bật với mái ngói màu đỏ tươi và các tòa nhà sơn màu vàng thấp thoáng ẩn hiện trong màu xanh của cây cối. Những cây bàng như những chiếc ô khổng lồ che mát cho sân trường. Sân trường là nơi học trò vui chơi sau những tiết học căng thẳng. Em thấy rất yêu ngôi trường của em
Bài trước: Soạn bài: Ôn tập truyện và kí (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 117) Bài tiếp: Soạn bài: Ôn tập văn miêu tả (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 120)