Soạn bài: Lòng yêu nước (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 108)
- Phần 1: Từ đầu... “lòng yêu Tổ quốc”: đúc rút về chân lí về tinh thần yêu nước – yêu từ những thứ tầm thường nhất.
- Phần 2: Còn lại: Sức mạnh của lòng yêu nước trong chiến tranh và thử thách
Nội dung bàiBài văn thể hiện lòng yêu nước tha thiết và sâu sắc của tác giả và nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã đưa ra một chân lí lòng yêu nước bắt đầu là tinh thần yêu những thứ tầm thường nhất.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 108):
Đại ý: Lòng yêu nước là bắt đầu từ lòng yêu những thứ tầm thường nhất và lòng yêu nước được biểu lộ đầy đủ, sâu sắc nhất trong những thử thách gay go của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 108):
a. Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước xuất phát là lòng yêu những thứ tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh. "
Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở thành lòng yêu Tổ quốc"
b. Trình tự lập luận sáng tạo, linh hoạt kết hợp giữa tổng phân hợp và diễn dịch.
- Mở đầu: Nêu nhận định về tinh thần yêu nước
- Thể hiện của lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Liên Xô trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
- Kết: Khẳng định tình yêu nhà, yêu quê hương đã trở thành lòng yêu Tổ quốc.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 108):
Các vẻ đẹp tiêu biểu:
+ Người vùng Bắc: Cánh rừng bên bờ sông Vi-na... đêm tháng 6 sáng hồng.
+ Người U-crai-na: Bóng thuỳ dương đứng tư lự bên đường, trưa hè vàng ánh, tiếng ong bay.
+ Người Gru-di-a: Khí trời của vùng núi cao, dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng băng, rượu vang được rót từ túi da dê.
+ Thành Lenin-grat: Sương mù, pho tượng tạc chiến mã, dòng sông Nê-va.
+ Max-cơ va: con phố cũ ngoằn ngoèo, tháp cổ, điện Krem-li...
→ Tác giả chọn các cảnh tượng có vẻ đẹp tiêu biểu cho mỗi vùng đất nước. Đó đều là những thứ thân thuộc nhất đối với nhân dân trên mỗi vùng đất Xô Viết, từ thiên nhiên cho đến lịch sử, văn hoá.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 109):
Câu văn thâu tóm chân lí: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2/109)Khi nói về vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, cần chú ý đến các chi tiết: giới thiệu về vị trí, địa lí và đặc điểm dân số lịch sử, diện tích, văn hóa, điểm nổi bật nhất mà trong lòng mỗi người đi xa luôn quê nhớ về, tình cảm của em,...
Bản 2/ Soạn bài: Lòng yêu nước (siêu ngắn)Bố cục chia thành 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu... “lòng yêu Tổ quốc”: đúc rút về chân lí về tinh thần yêu nước – yêu từ những thứ tầm thường nhất.
- Phần 2: Còn lại: Sức mạnh của lòng yêu nước trong chiến tranh và thử thách
I. Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 108 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Đại ý của bài văn: thể hiện lòng yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và của nhân dân Xô- Viết trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc kháng chiến vệ quốc
Câu 2 (trang 108 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu chỉ xuất phát từ lòng yêu những thứ tầm thường nhất: yêu cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có mùi hương rượu mạch.
Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu vùng quê trở thành lòng yêu Tổ quốc
b. Trình tự lập luận của đoạn văn
- Đưa ra nhận định chung: Lòng yêu nước ban đầu xuất phát từ lòng yêu những thứ tầm thường nhất
- Nêu tình huống cụ thể: Chiến tranh đã khiến cho những người dân Xô viết nhận ra một cách sâu sắc hơn những vẻ đẹp riêng và hết sức quen thuộc của nơi mình ở
- Kết luận: Lòng yêu nhà, yêu quê hương làng xóm đã trở thành lòng yêu tổ quốc
Câu 3 (trang 108 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Nhớ về quê hương và người dân Xô viết thường nhớ đến những vẻ đẹp nổi bật của quê hương mình:
+ người vùng Bắc nghĩ đến:
● Cánh rừng bên cạnh dòng sông Vi-na, thân cây mọc là là mặt nước
● Những đêm tháng 6 sánh hồng và tiếng những cô nàng gọi đùa người yêu
+ người U-crai-na:
● Nhớ bóng cây thùy dương
● Cái cây bằng lặng của trưa hè
● Ong bay xua động
.......
- Nhận xét cách miêu tả, chọn lọc những vẻ đẹp đó: tác giả đã lựa chọn các chi tiết giản dị miêu tả cái thần của sự vật và các đặc biệt là miêu tả được các nét đặc trưng thống nhất mỗi nơi
Câu 4 (trang 109 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Chân lí nằm ở câu
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu vùng quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc
Luyện tậpVẻ đẹp tiêu biểu của quê hương:
- Các cánh đồng thẳng cánh cò bay có thơm hương lúa ngào ngạt
- Các con sông chất chứa phù sa bồi đắp cho quê hương
- Các con đường là quanh co ẩn hiện phía sau lũy tre làng
- Màu khói bếp tỏa ra trên từng nóc nhà vào mỗi buổi chiều về
- Từng đàn trâu thong dong gặm cỏ
......
Bài trước: Soạn bài: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 103) Bài tiếp: Soạn bài: Lao xao (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 113)