Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 45)

Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 45)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 45):

- Học sinh đọc bài văn

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 45):

a/ Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho con của nhà nông dân bị gãy đùi cho ông có tấm lòng y đức, không phân biệt giàu nghèo.

b/ Chủ đề của câu chuyện là: ca ngợi tình thương người và tài năng y thuật của thầy thuốc Tuệ Tĩnh. Câu văn đã thể hiện trực tiếp chủ đề: Ông chẳng những là một người mở mang ngành Y dược của dân tộc, mà còn là người hết lòng yêu thương, cứu giúp bệnh nhân.

c/ Nhan đề phù hợp: Y đức của Tuệ Tĩnh (vì diễn đạt rõ ràng chủ đề bên trên của văn bản)

Tên khác: Một lòng vì bệnh nhân; Lương y như từ mẫu; Thầy thuốc như mẹ hiền

d/ Mở bài: Giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh.

Thân bài: Kể sự việc để làm rõ cho lời giới thiệu trên.

Kết bài: Kết thúc sự việc.

II. Luyện tập

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 46):

a. Chủ đề: ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân, đồng thời phê phán và chế giễu tính tham lam, cậy quyền cậy thế của viên quan nọ.

- Câu nói của người nông dân với vua.

b. Bố cục

Mở bài: câu đầu.

Thân bài: những câu tiếp theo.

Kết bài: câu cuối cùng.

c. Giống: bố cục chia thành 3 phần.

- Khác: về chủ đề

+ Chủ đề của truyện về thầy thuốc Tuệ Tĩnh thể hiện ngay ở Mở bài.

+ Chủ đề của truyện “Phần thưởng” đã được phần nào diễn đạt ở bộ câu chuyện và trong suy nghĩ của người đọc.

d. Thú vị thể hiện ở lời cầu xin phần thưởng một cách lạ lùng và có kết thúc đầy bất ngờ.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 46):

- Mở bài:

+ Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh”“: nêu lên tình huống.

+ Văn bản “Sự tích Hồ Gươm”“: cũng nêu tình huống nhưng cách diễn giải dài.

- Kết bài:

+ Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: nêu các sự việc tiếp diễn.

+ Văn bản “Sự tích Hồ Gươm”: nêu các sự việc kết thúc.

Bản 2/ Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (siêu ngắn)
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

1. Đọc bài văn dưới đây để trả lời câu hỏi.

a. Thể hiện y đức của người thầy thuốc: hết lòng cứu giúp bệnh nhân, không phân biệt địa vị xã hội.

b. - Chủ đề của văn bản là ca ngợi tình thương người của lương y Tuệ Tĩnh.

- Câu chủ đề được thể hiện trực tiếp thông qua câu văn sau: ”Hết lòng thương yêu và cứu giúp bệnh nhân”, "người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn nói chi ân huệ”.

c. - Nhan đề thứ 3 là nhan đề phù hợp nhất bởi vì nó là chủ đề có nội dụng bao quát nhất khi nói về thầy thuốc Tuệ Tĩnh.

- Có thể đặt tên khác cho văn bản trên như: Một lòng cứu người bệnh.

d. Chức năng của các phần mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: Giới thiệu về thầy thuốc Tuệ Tĩnh

- Thân bài: diễn biến việc thầy thuốc Tuệ Tĩnh chữa trị cho người con nhà nông dân trước.

- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.

II. Luyện tập.

Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. - Chủ để:

- Ca ngợi sự thông minh và tài trí: ”Một người nông dân... dâng tiến lên cho nhà vua”. ” Hạ thần... hai mươi nhăm roi”.

- Đồng thời chế giễu phê phán thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào... Một nửa phần thưởng của nhà vua”

- Dùng chiêu gậy đập lưng ông để vạch trần thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần... mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập trung vào thể hiện cho câu chủ đề.

b. - Mở bài: Câu đầu

- Thân bài: Đoạn giữa.

- Kết bài: Câu cuối.

c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy thuốc Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.

Giống nhau Khác nhau
Cả 2 truyện đều chia bố cục 3 phần. Truyện thầy Tuệ Tĩnh Truyện phần thưởng
Mở bài: Nêu chủ đề Nêu tình huống
Kịch tính: Phần đầu của câu truyện Phần cuối truyện
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khác. Sự việc kết thúc

d. Sự thú vị của Thân bài:

- Phần thân bài thú vị ở chi tiết người nông dân đề nghị nhận phần thưởng, tạo ra bất ngờ, sự kịch tính cho câu chuyện.

Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tiêu chí Sơn Tinh Thủy Tinh Sự tích Hồ Gươm
Mở bài Nêu tình huống Nêu tình huống
Kết bài Sự việc tiếp diễn Sự việc kết thúc.