Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 33)
+ Phần 1: Từ đầu.... mỗi thứ một đôi: vua Hùng Vương thứ 18 kén rể.
+ Phần 2: Tiếp theo.... đành rút quân về: Cầu hôn và cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
+ Phần 3: Còn lại: việc trả thù hằng năm của Thủy Tinh.
Giá trị nội dung- Là truyền thuyết có ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
- Ước mong chế ngự được thiên tai của người Việt cổ
- Ca ngợi công lao trị thủy và dựng nước của cha ông ta.
Trả lời câu hỏiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 33):
- Truyện gồm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.... mỗi thứ một đôi: vua Hùng thứ 18 kén rể.
+ Đoạn 2: Tiếp theo.... đành rút quân về: Cầu hôn và cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
+ Đoạn 3: Còn lại: việc trả thù hằng năm của Thủy Tinh.
- Truyện gắn với thời đại Vua Hùng thứ 18 trong lịch sử
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 34):
- Nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Những chi tiết kì ảo miêu tả:
Sơn Tinh | Thủy Tinh | |
Tài năng | + vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. | + gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. |
Trong trận chiến | sử dụng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng xay thành đắp lũy đất chặn dòng nước lũ. | hô mưa gọi gió gây thành dông bão... |
Ý nghĩa | biểu tượng của sức mạnh nhân dân trong việc xây đắp đê phòng lũ. | - Thủy Tinh được xem là biểu tượng của lũ lụt hàng năm. |
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 34):
- Ý nghĩa truyện:
+ Giải thích về hiện tượng lũ lụt ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
+ Thể hiện ước mơ và sức mạnh chế ngự bão lũ của người Việt cổ
+ Thể hiện thái độ ca ngợi, đề cao và suy tôn của nhân dân với các vị vua Hùng trong việc giữ nước
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 34)Câu 1: Học sinh kể diễn cảm câu chuyện
Câu 2:
- Suy nghĩ về chủ trương: Đây là các chủ trương tích cực để làm giảm bớt thiên tai do lũ lụt gây ra.
Câu 3:
Một vài truyện kể dân gian: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Sự tích dưa hấu...
Bản 2/ Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh (siêu ngắn)Bố cục chia thành 3 phần:
Phần 1: Từ đầu... mỗi thứ một đôi: điều kiện kén rể.
Phần 2: tiếp theo... Thần nước đành rút quân: Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và kết quả.
Phần 3 còn lại: Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và kết quả.
Tóm tắtBiết tin Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương, Thủy Tinh (thần nước) và Sơn Tinh (thần núi) cùng đến cầu hôn. Trước 2 chàng trai tài giỏi vua Hùng bèn ra điều kiện kén rể. Hôm sau Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh vì đến sau bèn đùng đùng nổi giận đuổi theo đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua trận đành phải rút quân. Từ đấy hằng năm, Thủy Tinh vẫn làm mưa bão lũ lụt để trả thù Sơn Tinh.
Soạn bàiCâu 1 (trang 33 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Phần 1: Từ đầu... mỗi thứ một đôi: điều kiện kén rể.
Phần 2: tiếp theo... Thần nước đành rút quân về: Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và kết quả Sơn Tinh thắng.
Phần 3: còn lại: Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và kết quả.
Truyện được gắn liền với thời đại vua Hùng Vương- thời đại mở đầu lịch sử của dân tộc ta.
Câu 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong truyện, Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai nhân vật chính.
- Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây nổi lên từng dãy núi đồi” → Sơn Tinh là tượng trưng cho ước mơ và khả năng khắc phục thiên tai.
- Thủy Tinh: “Gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về”. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió khiến trời đất rung chuyển. → Thủy Tinh là biểu tượng cho sự hủy diệt.
Câu 3 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Giải thích về hiện tượng lũ lụt
+ Thể hiện mong ước, sức mạnh của người Việt cổ về việc chế ngự thiên tai.
+ Suy tôn công lao xây dựng nước của các vua Hùng.
Luyện tậpBài 1 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể diễn cảm.
- Đoạn 1 và 3 đọc giọng chậm rãi.
- Đoạn 2 đọc sôi nổi.
Bài 2 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Chủ trương của nhà Nước ngày nay chính là thể hiện ước mơ khắc chế thiên tai của nhân ta ngày xưa.
Bài 3 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Một vài truyện dân gian liên quan tới thời đại Hùng Vương: Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm, Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Gióng, Cột đá thề…
Bài trước: Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 27) Bài tiếp: Soạn bài: Nghĩa của từ (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 35)