Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Mẹ hiền dạy con (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144)

Soạn bài: Mẹ hiền dạy con (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144)

Bố cục chia thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu... cắt đứt đi vậy: Việc dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử

+ Đoạn 2: còn lại: Kết quả của việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử.

Giá trị nội dung

Truyện kể về tình yêu thương con và quá trình dạy nên người của mẹ thầy Mạnh Tử, từ đó đưa đến các cách dạy con đúng đắn.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144):

Sự việcConMẹ
1bắt chước đào, chôn, lăn, khócChuyển nhà ra gần chợ
2bắt chước nô nghịch, học cách buôn bán điên đảoChuyển nhà đến gần trường học
3cắp sách vở đi học, học tập lễ phépYên tâm
4hỏi mục đích của việc giết lợnNói đùa nhưng vì sợ con sẽ học thói nói dối => mua thịt về cho con ăn để giữ lời
5bỏ học về nhà chơiCắt đứt tấm vải đang dệt trên khung để dạy con về tinh thần học tập

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144):

- Ý nghĩa của việc dạy con trong 3 sự việc đầu: Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp

- Ý nghĩa của việc dạy con trong 2 sự việc sau: dạy con trở thành một người sống có đạo đức và có ý chí học hành

- Tác dụng của cách dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử: Mạnh Tử học tập chăm chỉ và trở thành bậc đại hiền

- Hổ vốn là một loài vật ăn thịt, một loài thú dữ nhưng dựng lại chuyện “Con hổ có nghĩa” có mục đích truyền tải sự biết ơn, lối sống tình nghĩa, thủy chung càng thành công hơn

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144):

- Mẹ thầy Mạnh Tử là một người yêu thương con nhưng rất khéo léo và sâu sắc trong cách dạy con

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144):

- Cách viết truyện "Mẹ hiền dạy con": Truyện có nội dung giáo huấn, được kể theo ngôi 3, cốt truyện khá đơn giản

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144)

Bài 1:

- Hành động của mẹ thầy Mạnh Tử đã thể hiện tình yêu thương con, mong muốn cho con nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc học tập hơn bất cứ giá trị vật chất nào

- Qua đó, có thể thấy bản thân cần phải chăm chỉ học tập hơn

Bài 2:

- Suy nghĩ về đạo làm con:

+ Biết yêu thương cha mẹ, nghe theo những lời hay lẽ phải mà cha mẹ dạy bảo

+ Cố gắng học tập và rèn luyện để đền đáp công ơn của cha mẹ

Bài 3:

+ Tử có nghĩa là “chết”: bất tử, tử trận, cảm tử

+ Tử có nghĩa là “con”: công tử, hoàng tử, đệ tử

Bản 2/ Soạn bài: Mẹ hiền dạy con (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu... Chỗ này là chỗ con ta ở được đây: Chọn môi trường sống tốt hơn cho con

- Phần 2: Còn lại: cách dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử.

Tóm tắt

Thầy Mạnh Tử hồi nhỏ thường thích bắt trước người khác làm. Ra nghĩa địa thấy người ta đào, trôn, lăn, khóc thì về nhà cũng học theo, ra chợ thấy người ta buôn bán điên đảo cũng về nhà học theo. Mỗi lần như vậy mẹ của thầy lại chuyển chỗ ở để tìm môi trường sống tốt hơn cho con. Cuối cùng, khi chuyển tới gần trường học, thầy Mạnh Tử đã bắt trước cách học chăm chỉ như các học trò -> mẹ thầy rất hài lòng.

Một ngày nọ thầy Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi, mẹ thầy đang dệt vài nhìn thấy liền cắt đứt tấm vải rồi nói với con về tầm quan trọng của việc học. Kể từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học hành chăm chỉ và trở thành một bậc thánh hiền. Tất cả là nhờ có công lao dạy dỗ của mẹ.

Soạn bài

Câu 1 (trang 152 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Sự việc Con Mẹ
1 Bắt trước đào, lê, lăn, khóc Dọn nhà từ nghĩa địa đến chợ
2 Nô nghịch học cách buôn bán điên đảo Dọn nhà từ chợ đến cạnh trường học
3 Con bắt trước cắp sách đến trường, học hành chăm chỉ “ Chỗ này là chỗ con ta ở được”
4 Con hỏi: người ta giết lợn làm gì? Bà mẹ nói đùa rằng ”Để cho con ăn đấy” → tìm mua thịt lợn về nấu cho con.
5 Con bỏ học về nhà chơiCầm dao cắt đứt tấm vải đang dêt trên khung

Câu 2 (trang 152 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Sự việc Ý nghĩa Tác dụng của việc dạy con của mẹ thầy Mạnh tử
Ba sự việc đầu

- Chọn môi trường sống tốt và thuận lợi cho việc hình thành nhân cách sống và ý chí học hành của trẻ

- Câu tục ngữ đã thể hiện nội dung tương tự: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

- Từ ngày đó thầy Mạnh Tử đã học tập rất chăm chỉ, rồi sau này trở thành một người có học thức và hiểu biết rộng.

Hai sự việc sau

- Giữ lời hứa với một đứa trẻ

- Kiên quyết hướng trẻ tập trung vào sự chăm chỉ chuyên cần

⇒ Hình thành nhân cách và phẩm chất của trẻ.

Câu 3 (trang 152 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Đó là một người mẹ có kiến thức tốt và nhân cách phẩm chất tốt

- Yêu thương và dạy con từ nhỏ

- Có phương pháp dạy con và rèn luyện con.

Câu 4 (trang 152 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện Mẹ hiền dạy con có thể được xếp vào truyên Trung Đại bởi vì:

+ Cốt truyện khá đơn giản

+ Nhân vật được miêu tả chủ yếu là thông qua ngôn ngữ

+ Hành động của nhân vật được miêu tả thông qua lời đối thoại.

Tuy nhiên truyện "Mẹ hiền dạy con" ở Trung Quốc đã ra đời sớm hơn nên có một số điểm có sự khác biệt như có lời bình luận ở cuối truyện: “Thế chẳng phải là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ sao”

Luyện tập

Bài 1 (trang 153 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Bà mẹ đang ngồi dệt vải, trông thấy con trốn học về nhà chơi liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung cửi. Thật cảm phục hành động dứt khoát và kiên quyết của người mẹ trong việc dạy con. Đó cũng là cách dạy con vừa có phương pháp vừa khoa học mà không phải bất cứ người mẹ nào cũng làm được. Cách giáo dục đó không chỉ thông qua lời nói mà còn ở cả hành động và nhận thức.

Bài 2 (trang 153 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Đạo làm con trước hết là cần phải phụng dưỡng, chăm sóc và nghe lời đấng sinh thành.

- Có quyết tâm cao độ trong việc học tập và tu dưỡng đạo đức để không phụ lòng cha mẹ.

Bài 3 (trang 153 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Tử có nghĩa là "chết": Tử trận, cảm tử, bất tử.

- Tử có nghĩa là "con": Công tử, đệ tử, hoàng tử.