Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện (SGK Ngữ văn 6 T1/100)
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm được.
I. Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu chung về hoàn cảnh:
+ Việc tốt em đã làm được là việc gì? (đưa em bé sang đường, mua tăm giúp bà cụ bán hàng rong, ... )
+ Ấn tượng của em về việc tốt mà em đã làm (đó là việc làm khiến em tự hào)
Thân bài: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Thời gian và địa điểm.
- Sự việc diễn ra như thế nào?
- Kết quả sau khi thực hiện được việc tốt ra sao?
Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của bản thân sau khi đã làm được việc tốt (em cảm thấy rất hãnh diện)
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Kể về một lần em đã phạm lỗi (nói dối, bỏ học, không làm bài tập ở nhà, …).
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu chung về bản thân và một lần phạm lỗi của mình (ví dụ: bỏ học, nói dối, quay cóp trong thi cử…) và ấn tượng của bản thân về lần phạm lỗi đó (là lần em cảm thấy ân hận và không bao giờ quên)
Thân bài: Kể lại lần phạm lỗi mà mình đã mắc phải
- Hoàn cảnh phạm lỗi: Mắc lỗi khi nào? Ở đâu? Với ai?
- Nguyên nhân phạm lỗi là do khách quan hay chủ quan?
- Các hành động, việc làm cụ thể khi em phạm lỗi.
- Hậu quả ra sao?
+ Bản thân rơi vào tình huống bất lợi.
+ Lỗi lầm đó để lại hậu quả như thế nào? (Không chỉ bản thân bị thiệt hại mà còn khiến người khác cũng bị thiệt hại do lỗi lầm của mình gây ra).
- Sau khi phạm lỗi, em đã rất ân hận và sửa chữa ra sao?
Kết bài:
- Bài học được rút ra sau lần phạm lỗi ấy là gì?
- Lời khuyên của em dành cho các bạn khác ra sao?
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Kể về một người thầy/cô giáo mà em quý mến.
I. Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu chung về người thầy (hay cô giáo) mà em muốn kể.
- Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc 1 đặc điểm nổi bật nào đó của người thầy/cô giáo) đã để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất.
Thân bài:
- Miêu tả một số nét về người thầy giáo (hoặc người cô giáo) mà em quý mến (chú ý nhấn mạnh các nét riêng, các nét gây ấn tượng như ánh mắt, nụ cười, vóc dáng, giọng nói…).
- Kể về một số nào đặc biệt trong tính cách của thầy, cô giáo đó
- Kể về các biểu hiện của thầy giáo, cô giáo khi ở trên lớp:
+ Cách giảng bài (dễ hiểu, truyền cảm).
+ Tình cảm dành cho học sinh (kể cụ thể về cử chỉ, hành động, lời nói).
+ Cách ứng xử với phụ huynh, đồng nghiệp.
- Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và người thầy (hay người cô giáo) đó là gì? Hãy kể một cách khái quát diễn biến câu chuyện
- Tình cảm của em đối với người thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài:
- Cảm nghĩ của bản thân em về thầy, cô.
- Thể hiện những điều ước tốt đẹp em muốn dành cho thầy, cô.
II. Bài văn mẫu
Đề 4: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu khiến em nhớ mãi.
I. Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu về một người bạn tốt mà em định kể và ấn tượng của em về người bạn tốt đó
Thân bài:
- Em gặp gỡ người bạn tốt đó trong hoàn cảnh: cùng lớp, một chuyến về quê, cùng tham gia câu lạc bộ, …
- Miêu tả một cách khái quát về hình dáng của người bạn ấy
- Kể các điểm nội bật về người bạn thân của em: Hoàn cảnh gia đình; lối sống; thành tích học tập; quan hệ với bạn bè, thầy cô ra sao?
- Kể các việc làm tốt mà bạn ấy đã làm
- Kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại trong lòng em ấn tượng thế nào
- Em học được những điều gì từ khi chơi với người bạn đó?
Kết bài:
- Cảm nghĩ về người bạn đó và lời hứa sẽ noi gương bạn từ em
II. Bài văn mẫu
Đề 5: Kể về 1 tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè trong lớp mà em biết.
Bản 2/ Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện (siêu ngắn)Đề 1: Kể về một chuyện tốt mà em đã làm.
Mở bài:
- Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm được.
- Kết quả của việc tốt mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà em đã làm là việc gì?
- Thời gian và địa điểm em làm việc tốt đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ có mình em?
- Có những ai chứng kiến?
- Người được em giúp đỡ có tâm trạng như thế nào?
- Em có vui khi đã làm công việc đó không?
- Đưa ra những cảm nhận và suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài:
- Suy nghĩ của bản thân em về việc làm đó.
- Dự định các việc làm của em sau này.
Đề 2: Kể về một lần em phạm lỗi lầm
Mở bài:
- Hoàn cảnh phạm lỗi.
Thân bài:
- Kể lại việc sai trái mà em đã mắc phải.
+ Mắc lỗi trong hoàn cảnh nào? Với ai? Đó là lỗi gì?
+ Nguyên nhân phạm lỗi (khách quan hay chủ quan)
+ Hậu quả của lỗi lầm ấy gây ra (với lớp, với bản thân hay với gia đình,... ).
- Ân hận và sửa chữa lỗi lầm.
Kết bài:
- Bài học được rút ra sau lần mắc lỗi ấy.
- Lời khuyên của bạn dành cho những bạn khác.
Đề 3: Kể về một người thầy/cô giáo mà em yêu quý
Mở bài:
- Giới thiệu sơ qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em cảm thấy kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả vài nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả các nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo đó.
- Kể về tính cách, tính tình của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc khiến em nhớ mãi giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay em đã lên lớp 6, tình cảm của em dành cho với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài:
- Nêu lên sự kính trọng và yêu mến người thầy/cô giáo đó khi không còn được học với thầy/cô giáo và em hứa sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng tin của thầy/cô.
Bài trước: Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1/97) Bài tiếp: Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/101)