Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 55)

Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 55)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 55):

Học sinh tự đọc bài thơ

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 55):

Học sinh tra từ điển để tìm nghĩa của từ “chân”

+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật được dùng để đi, đứng (đau chân, bàn chân... )

+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật có tác dụng để chống đỡ cho các bộ phận khác (chân tường, chân giường, ... )

+ Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân núi... )

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 56):

- Từ “ngọt”, từ “mũi”, từ “đi”, từ “ăn”, từ “lạnh”, từ “xuân”,...

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 56):

- Từ chỉ có một nghĩa là: gác-ba-ga, đũa,...

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 56):

- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật tiếp xúc với đất=> nghĩa gốc

- Bộ phận gắn liền với đất hoặc gắn vào các sự vật khác => nghĩa chuyển

- Mối quan hệ: Đêì có cùng một nét nghĩa chung: chỉ bộ phận ở cuối cùng của sự vật

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 56):

Trong một câu cụ thể, 1 từ thường được sử dụng với một nghĩa.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 56):

Những từ chân sử dụng với nghĩa chuyển

III. Luyện tập

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 56):

a/ Đầu:

- Nghĩa gốc: Cái đầu (Bộ phận cơ thể con người hay động vật để chứa não bộ).

- Nghĩa chuyển: đầu sóng, đầu sông, đứng đầu, đầu nguồn, cầm đầu, đầu têu, đầu nhà, đầu xỏ...

b/ Mũi:

- Nghĩa gốc: mũi tẹt, mũi lõ, cái mũi

- Nghĩa chuyển: mũi kim, mũi thuyền, mũi súng, mũi nhọn, mũi đất, (cánh quân chia thành) 3 mũi

c/ Tay:

- Gốc: cánh tay, đau tay

- Chuyển: Tay nghề, tay vịn cầu thang, tay trắng, tay ghế, tay anh chị, tay súng…

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 56):

- Lá: lá lách, lá phổi...

- Quả: quả thận, quả tim...

- Búp: Tay búp măng...

- Hoa: hoa tay, hoa cái (đầu lâu).

- Lá liễu, lá răm: Mắt lá liễu, lá răm.

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 57):

a.

- Cái bào – bào gỗ

- Cân muối – muối dưa

- hộp sơn – sơn cửa

- cân thịt – thịt con gà.

- cái hái – hái rau.

b.

- Cuộn tờ giấy – bốn cuộn giấy

- đang nắm cơm – bốn nắm cơm

- đang bó lúa – gánh bốn bó lúa

- cuộn bức tranh – bốn cuộn tranh

- đang gói bánh – bốn gói bánh

Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 57):

a/ Tác giả đã nêu 2 nghĩa của từ “bụng”.

(1): là một bộ phận cơ thể con người hoặc động vật có chứa dạ dày, ruột.

(2): Biểu tượng ý nghĩ sâu kín, không thể hiện ra đối với người, với việc nói chung.

- Còn thiếu 1 ý nghĩa nữa:

(3): “phần phình to ở giữa của một số sự vật” (bụng chân)

b/ Nghĩa của các trường hợp dùng từ “bụng”

ấm bụng: nghĩa 1 (gốc)

tốt bụng: nghĩa 2

bụng chân: nghĩa 3

Bài 5 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 57):

Học sinh rèn luyện chính tả

Bản 2/ Soạn bài: Từ có nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (siêu ngắn)
I. Từ nhiều nghĩa

Câu 2 (trang 55 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Nghĩa của từ chân theo giải nghĩa trong từ điển

Danh từ

- là bộ phận dưới cùng của cơ thể người tiếp giáp với mặt đất được dùng trong việc đi, đứng.

- Là biểu tượng cho cương vị, tư cách hay phận sự nào đó của một người trong một tổ chức: có chân trong hội đồng quản trị.

- Phần dưới cùng của một số vật và là nơi tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: Chân núi...

- Bộ phận dưới cùng của một số loại đồ vật, có tác dụng để chống đỡ cho các bộ phận khác: Chân đèn, chân giường.

Tính từ Thật đúng với hiện thực đã được khái quát

⇒ Từ chân có nhiều nghĩa khác nhau.

Câu 3 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Một vài từ khác có nhiều nghĩa như từ chân như:

+ Mũi: Mũi thuyền, mũi Cà Mau, mũi dao, mũi quân.

+ Dầu: Đầu giường, đầu gối, đầu tóc, đứng đầu lớp, đầu dòng, đầu quân, đầu hàng.

+ Mắt: mắt lưỡi, mắt dứa, mắt na, mắt võng, nháy mắt, mắt tre, măt cá chân.

Câu 4 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một vài từ chỉ có 1 nghĩa: Măng, mũi dao, mắt cá, cây tre...

Kết luận: Trong Tiếng Việt có những từ chỉ có 1 nghĩa, có những từ có từ 2 nghĩa trở lên. Những từ có từ 2 nghĩa trở lên còn được gọi là từ nhiều nghĩa

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Mối liên hệ của từ chân: Những từ chân thường có mối liên hệ về mặt nghĩa: Bộ phận ở dưới được dùng để nâng đỡ cơ thể, tiếp xúc với mặt đất, dùng trong việc đứng, đi. Đây là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu)

Câu 2 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong 1 câu cụ thể, 1 từ thường được sử dụng với 1 nghĩa.

Câu 3 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Trong bài thơ "Những cái chân", từ 'chân' được sử dụng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 1):

+ Đầu: đầu đường, đầu tin, đau đầu, nhức đầu, đầu sông, đầu mối, đầu đàn.

+ Mũi: Mũi kim, mũi thuyền, mũi đất, mũi cai, mũi giáo.

+ Mắt: Đau mắt, mắt dứa, mắt cá, mắt na, mắt tre...

Câu 2 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 1):

+ Lá: Mắt lá liễu, mắt lá răm..

+ Lá: Lá mỡ, lá mía, lá lách, lá phổi.

+ Quả: quả thận, quả tim.

+ Búp: Búp ngón tay.

Câu 3 (trang 57 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Chuyển nghĩa từ chỉ sự vật chuyển thành chỉ hoạt động.

- Cà muối → muối cà; cái hái → hái rau; cái bào → bào gỗ; hộp sơn → sơn nhà;

b. Chỉ nghĩa chỉ hành động thành chỉ đơn vị:

+ Cái cuốc → cuốc đất.

+ Cân đường → 1 cân đường

+ Bơm xe → cái bơm xe.

+ Cuộn bức tranh → bốn bức tranh.

Câu 4 (trang 57 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Tác giả đoạn trích trên đã đưa ra lên 2 nghĩa của từ bụng.

+ Là một bộ phận của cơ thể người hoặc động vật có chứa dạ dày, ruột.

+ Ý nghĩa sâu kín chưa bộc lộ ra đối với người khác.

b. - Ăn cho ấm bụng → bụng: một bộ phận cơ thể người hoặc động vật có chứa dạ dày, ruột.

- Anh ấy tốt bụng → bụng: thể hiện ý nghĩa tình cảm sâu kín đối với người hay sự việc.

- Chạy nhiều bụng chân sẽ săn chắc lại → bụng: phần phình to ra ở một số vật.

Câu 5 (trang 57 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Chính tả nghe viết: Sọ Dừa