Soạn bài: Cây tre Việt Nam (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99)
+ Đoạn 1: Từ đầu...“nứa tre làm bạn”: Tre là bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam
+ Đoạn 2: Tiếp theo... "chí khí như người”: Vẻ đẹp của cây tre.
+ Đoạn 3: Tiếp theo... "cao vút mãi": Tre gắn liền với đời sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam.
+ Đoạn 4: Còn lại: Tre là hình ảnh tượng đẹp trưng cho các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Nội dung bài- Cây tre là người bạn thân thiết và gắn bó lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam
- Cây tre có những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý, là biểu tượng cho người dân và dân tộc Việt Nam
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):
Đại ý: Cây tre và con người Việt Nam có sự gắn bó thân thiết và lâu đời trong đời sống, chiến đấu và sản xuất. Tương lai, tre sẽ mãi là người bạn đồng hành với dân tộc Việt Nam
- Bố cục: chi thành 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu...“nứa tre làm bạn”: Tre là bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam
+ Đoạn 2: Tiếp theo... "chí khí như người”: Vẻ đẹp của cây tre.
+ Đoạn 3: Tiếp theo... "cao vút mãi": Tre gắn liền với đời sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam.
+ Đoạn 4: Còn lại: Tre là hình ảnh tượng đẹp trưng cho các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):
a. Trong đời sống lao động: Vỡ ruộng, khai hoang, dựng nhà, dựng cửa, tre là cánh tay đắc lực của người nông dân, cối xay tre xay nắm thóc.
- Trong đời sống hằng ngày: Giang trẻ lạt, chiếc điếu cày tre, đánh chắt, đánh chuyền; suốt 1 đời người nằm trên giường tre... tre cùng con người chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước.
b. Giá trị phép nhân hóa: Ca ngợi công lao và sự gắn bó của tre, làm cây tre trở nên gắn bó và gần gũi với đời sống của con người.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):
Vị trí của cây tre trong tương lai: Sắt thép có thể nhiều và dần thay thế tre nứa, nhưng tre vẫn là bóng mát của nông dân và sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc, chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):
- Vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của tre: Măng tre mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn tre vững chắc, cứng cáp, dẻo dai, tre thanh cao, giản dị và có chí khí như người.
=> Vì sự gần gũi, gắn bó mật thiết giữa cây tre và con người. Vẻ đẹp về phẩm chất của tre cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam vì vậy tre chính là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 100)- Học sinh thảo luận tìm một vài câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, thơ để nói về cây tre.
Ví dụ
+ Tre già măng mọc
+ Nòi tre không chịu mọc cong - Chưa lên đã thẳng và nhọn như chông lạ thường
Bản 2/ Soạn bài: Cây tre Việt Nam (siêu ngắn)Bố cục chia thành 2 phần:
- Phần 1: từ đầu... tiếng hát giữa trời cao của tre và trúc: cây tre là bạn thân gần gũi thân thiết của người nông dân và của nhân dân Việt Nam
- Phần 2: còn lại: vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đã đi vào nền công nghiệp hóa, tre chính là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam
I. Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 99 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Đại ý của bài văn: Cây tre là người bạn thân thiết đã gắn bó lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam, cây tre có vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quý
→ Tre là biểu tượng của dân tộc, đất nước Việt Nam
- Bố cục (như trên)
Câu 2 (trang 99 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Các chi tiết hình ảnh thể hiện sự gắn bó thân thiết của cây tre với con người trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày
- Bóng tre bao phủ lên âu yếm làng bản, thôn xóm
- Cánh đồng ta 5 đôi 3 vụ, tre với người quanh năm vất vả
- Tre là người nhà, tre gắn bó khăng khít với cuộc sống hằng ngày của người dân
+ giang chẻ lạt mềm
+ tre là que chuyền để trẻ em chơi đánh chắt mang tới niềm vui tuổi thơ
+ chiếc điếu cày tre giúp tuổi già thêm khoan khoái
+ từ khi lọt lòng đã ở trong nôi tre cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trên chiếc chõng tre
- Tre kháng chiến và tre chính là đồng chí của ta
+ gậy tầm vông
+ chông tre
+ tre chống lại sắt thép
b. Giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó thân thiết của cây tre với con người: khiến cho cây tre trở nên gần gũi và gắn bó với tất cả sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến đấu
Câu 3 (trang 99 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Trong tương lai đất nước đã đi vào nền công nghiệp hóa tác giả đã hình dung ra vị trí của cây tre:
+ Trên đường ta dấn bước có bóng tre xanh mát
+ Tre vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên những chiếc đu tre vào những ngày hội xuân
+ Tre đã gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho nhân dân Việt Nam thời hiện đại nhiều giá trị tinh thần truyền thống, tre vẫn mãi là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
Câu 4 (trang 99 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Bài văn miêu tả cây tre với những phẩm chất cao quý
+ Dáng tre vươn cao mộc mạc, màu tre tươi xanh nhũn nhặn... tre lớn lên, dẻo dai, cứng cáp, vững chắc
+ Tre trông giản dị, thanh cao và có chí khí như người
+ Tre thẳng thắn và bất khuất
+ Ta làm kháng chiến, cây tre lại trở thành đồng chí chiến đấu của ta
+ Tre vốn cùng ta lao động, lại vì ta mà cùng ta đánh tan quân giặc
- Cây tre chính là tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì cây tre cũng mang những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam đáng tự hào ca ngợi.
Luyện tậpMột số câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích Việt Nam, thơ nói đến cây tre
- Tre già khó uốn.
- Tre già là bà lim.
- Có tre mới cho vay hom tranh.
- Tre già măng mọc.
- Đóng tre căng bạc giữa đồng
những anh pháo thủ xoay nòng súng lên
Súng anh canh cả trời đêm
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng.
- Chặt tre cài bẫy vót chông
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu.
- Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre xanh thân mặt làng tôi... đâu đâu ta cũng có tre làm bạn.
-... Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột thancủa những chất liện gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước: than của rơm bếp, than của cói chiều và than của lá tre mùa thu rụng lá....
(Nguyễn Tuân - Bến Hồ và làng tranh)
Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6: Văn tả người Lúc em ốm (SGK Ngữ văn 6 tập 2/94) Bài tiếp: Soạn bài: Câu trần thuật đơn (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 101)