Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 10)

Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 10)

Bố cục chia thành 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu... “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” => Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của anh chàng Dế Mèn.

+ Phần 2: Còn lại => câu chuyện bài học đường đời đầu tiên được rút ra đối với Dế Mèn.

Giá trị nội dung

Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng như một anh chàng thanh niên nhưng tính nết còn kiêu căng và xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn đã rất hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho chính mình.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 10):

a. Truyện được kể dựa trên lời kể của nhân vật Dế Mèn, tức là được kể theo ngôi kể thứ nhất.

b. Bài văn có thể chia thành 2 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu... “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” => Miêu tả vẻ đẹp thanh niên, cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại => câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 10):

a/ Các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của chàng Dế Mèn:

- Ngoại hình: hai càng mẫm bóng, cường tráng, vuốt cứng và nhọn hoắt, cánh dài tận đến chấm đuôi, đầu to nổi từng tảng, răng đen nhánh, dâu dài và uốn cong.

- Hành động: nhai ngoàm ngoạp, đạp phanh phách, đưa cả 2 chân lên vuốt râu, đi đứng oai vệ, nhún nhảy khoeo chân...

=> Miêu tả từ hình dáng tới hành động, vừa cụ thể vừa khái quát, dùng nhiều động từ, tính từ.

b/ Các tính từ miêu tả hình dáng và tính tình của Dế Mèn có trong đoạn văn:

- Hình dáng: nhọn hoắt, ngắn hủn hoẳn, cường tráng, mẫm bóng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, giòn giã, bóng mỡ…

- Tính cách: trịnh trọng, khoan thai, bướng, hãnh diện, oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm....

=> Thay thế: cánh ngắn hủn hoẳn bằng ngắn cũn cỡn... , đi đứng oai vệ và oai lắm... => diễn đạt sẽ thiếu tinh tế và thiếu chính xác => các tính từ sử dụng đã được tác giả lựa chọn một cách kĩ càng, chính xác và giàu tính tạo hình.

c/ Trong đoạn văn, Dế Mèn có tính cách tự phụ, kiêu căng

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 10):

Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắ làt:

- Cách đặt tên: Dế Choắt.

- Xưng hô một cách trịch thượng, xưng ta và gọi Dế Choắt là chú mày.

- Lời lẽ, giọng điệu của người kẻ cả, hách dịch

- Hành động: hếch hàm răng lên, xì một hơi thật dài, điệu bộ khinh khỉnh, mắng....

=> Dế Mèn có thái độ xem thường khinh bỉ và giễu cợt Dế Choắt

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 11):

Diễn biến tâm lý thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chọc Cốc dẫn tới cái chết thảm thương của Dế Choắt

+ Khi Mèn hát trêu chọc chị Cốc: hỗn láo, xấc lược... => Hung hăng, tự cao tự đại không sợ một ai.

+ Hát trêu chọc chị Cốc xong: chạy tọt vào trong hang nằm khểnh, vắt chân... => Đắc ý, láu cá

+ Sợ hãi khi nghe thấy chị Cốc mổ Dế Choắt: "Khiếp nằm im thin thít”.

+ Hốt hoảng, bàng hoàng, lo sợ vì cái chết của Dế Choắt.

+ Xót thương, ân hận, xám hối một cách chân thành... nghĩ về bài học đường đời đầu tiên

- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được: Bài học về tác hại của sự nông nổi và thói kiêu căng.

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 11):

- Hình ảnh các con vật đã được miêu tả trong truyện rất giống với con người trong thực tế.

- Các đặc điểm, tính cách của con người đã được gán cho chúng: Dế Mèn kiêu căng nhưng cũng biết ăn năn, hối lỗi. Dế Choắt là người yếu đuối nhưng biết tha thứ. Chị Cốc thì tự ái và nóng nảy.

- Các tác phẩm viết về các loài vật như: Cóc kiện trời, Con hổ có nghĩa, Đeo nhạc cho mèo...

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 11)

Bài 1:

(Hs luyện viết đoạn văn)

- Gợi ý: Chú ý vào ngôi kể và tâm trạng ăn năn, hối lỗi của Dế Mèn. Có thể tham khảo đoạn văn dưới đây.

Tôi cảm thấy vô cùng đau xót và hối hận lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho Dế Choắt bị vạ lây mà chết một cách thương tâm. Tôi chỉ giận bản thân có cái thói huênh hoang, hống hách. Càng nghĩ tới lời anh Choắt, tôi càng cảm thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà mình đã thoát nạn nhưng nếu không cố mà bỏ cái thói sốc nổi, hung hăng, bậy bạ đi thì cũng sớm muộn rồi cũng có ngày tự rước hoạ vào thân. Sự việc hôm nay quả thực đã để lại cho tôi một bài học đường đời sâu sắc. Chắc chắn rằng cho đến mãi sau này, tôi cũng chẳng thể nào quên được.

Bài 2:

Học sinh đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu chọc chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt.

Chú ý giọng đọc cần thay đổi theo mỗi từng nhân vật và từng hoàn cảnh

Bản 2/ Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 2 phần:

- Phần 1: từ đầu... có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn

- Phần 2: còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

Tóm tắt

Dế Mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế mèn rất tự hào về kiểu cách con nhà võ của mình. Chàng ta thường cà khịa với tất cả mọi người trong xóm, nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 10 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Truyện được kể bằng lời kể của chính nhân vật Dế Mèn

b. Bố cục bài văn chia thành 2 phần:

- Phần 1: Bởi vì tôi ăn uống có điều độ....... có thể sắp đứng đầu thiên hạ được rồi: Bức chân dung tự họa của chàng Dế Mèn

- Phần 2: còn lại: Bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 (trang 10 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những chi tiết miêu tả hành động và ngoại hình của Dế Mèn

- Vẻ ngoài ưa nhìn: hai càng mẫn bóng, những cái vuốt vừa cứng vừa nhọn hoắt, đôi cánh dài đến chấm đuôi, cả thân người là 1 màu bóng mỡ, soi gương được,...

- Vẻ dữ tợn hùng dũng: đầu nổi từng tảng to, trông rất bướng, 2 cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp giống như 2 lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong,..

- Điệu bộ và hành động: ra dáng con nhà võ, co cẳng đạp phanh phách vào những ngọn cỏ,...

- Tính nết hống hách hung hăng: cậy thế bắt nạt người yếu, cà khịa với tất cả mọi người trong xóm,...

⇒ Nhận xét về thứ tự và cách miêu tả trong đoạn văn:

- Đoạn đầu nghiêng về việc làm nổi bật hình ảnh: Dế Mèn là một chàng thanh niên cường tráng

- Đoạn sau nghiêng về làm rõ hành động hống hách của Dế Mèn

→ Cách khắc họa đầy thú vị đã mang đến cho người đọc sự tò mò, bất ngờ, tạo ấn tượng đầu cho tác phẩm

b. Các từ ngữ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn

Từ ngữ Từ có thể thay
Cường tráng Khỏe mạnh
Mẫn bóng Mập mạp
Cứng Rắn
Nhọn hoắt Sắc
Hùng dũng Ngang tàng
Hủn hoẳn Cũn cỡn

→ Nhận xét:

- Các từ thay thế không đạt được hiệu quả cao về khả năng gợi hình và biểu cảm, không thể diễn tả một cách chính xác sự vật trạng thái như từ ngữ mà tác giả đã sử dụng.

- Như vậy có thể thấy rằng nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả là vô cùng tinh tế, điêu luyện, cho thấy tài năng quan sát tỉ mỉ và tinh tế.

c. Nhận xét tính cách Dế Mèn: tự kiêu, hống hách, hung hăng, xem bản thân trên cả cộng đồng

Câu 3 (trang 11 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường và thái độ trịch thượng:

+ gọi người bạn cùng trang lứa là Choắt

+ miêu tả Dế Choắt trong cái nhìn khinh bỉ, chê bai: người dài lêu nghêu, mặt mũi ngẩn ngơ,...

- Nói năng bằng giọng trịch trượng, kẻ cả

+ gọi Choắt bằng Chú mày dù cả hai cùng tuổi

+ lên mặt dạy đời: Chú mày có lớn mà không có khôn

- Cư xử ích kỉ và lỗ mãng:

+ mắng nhiếc khi Dế Choắt muốn đào thông ngách với Dế Mèn

+ không cảm thông trước hoàn cảnh ốm yếu của Choắt

+ ra về một cách phũ phàng

Câu 4 (trang 11 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chọc Cốc dẫn tới cái chết của Dế Choắt

+ nghịch ranh huyênh hoang: Sợ gì? Mày bảo tao còn sợ ai hơn chính tao nữa....

+ trêu chọc chị Cốc xong Mèn ta chui tọt và trong hang ung dung đắc ý, an tâm về an toàn của mình

+ khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ Dế Mèn lúc này không còn giữ được vẻ anh hùng nữa: sợ hãi, im thin thít

+ chị Cốc bay đi thì Dế Mèn mới mon men bò ra thấy tình cảnh Dế Choắt đang thoi thóp, Mèn mới cảm thấy hối hận và nhận ra cái thói ngông cuồng của mình đã hại Choắt.

- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn đã học được là: Ở đời mà có cái thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ, sớm muộn rồi cũng có ngày mang vạ vào mình đấy!

Câu 5 (trang 11 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Hình ảnh các con vật được miêu tả trong truyện rất giống với con người trong thực tế

- Tuy nhiên chúng đã được nhân cách hóa và gán cho các đặc điểm của con người. Ví dụ: các hành động trịnh trọng, hoan thai đưa chân lên vuốt râu, hối lỗi, ân hận trước cái chết thương tâm của Dế Choắt của Dế Mèn

- Những tác phẩm về loài vật có cách viết tương tự như: Truyện lục súc tranh công, Con hổ có nghĩa, Đeo nhạc cho mèo,...

II. Luyện tập

Đoạn văn tham khảo

Vậy là Dế Choắt đã chết thương tâm vì trò đùa ngốc nghếch của tôi. Tôi cảm thấy hối hận và đau xót vô cùng. Nghĩ đến những lời của Dế Choắt trước lúc lâm chung tôi lại càng thấy thấm thía sự tai hại của cái thói hống hách, sốc nổi. Tôi biết rằng mình cần phải bỏ ngay cái thói xấu xa này đi nếu không thì sẽ tự hại chính mình. Hôm nay mạng của tôi là do anh Choắt đã đổi lại. Lời khuyên của anh Choắt chính là lời nhắc nhở bản thân tôi cần phải sống cho thật tử tế. Đó cũng là lời mà tội mà tôi muốn gửi đến người bạn, người thầy của tôi- Dế Choắt.