Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 27)

Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 27)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 27):

- Đọc thật kĩ các đoạn văn

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 28):

a.

Đoạn 1: Tái hiện hình ảnh gầy gò, ốm yếu và tội nghiệp của Dế Choắt

Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh thiên nhiên vừa đẹp vừa rộng mênh mông, hùng vĩ của vùng sông nước cà mau.

Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh tràn đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.

b. Thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

- Đoạn 1: Gầy gò, nặng nề, lêu nghêu, bè bè, ngẩn ngẩn ngơ ngơ...

- Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, nước xanh, trời xanh, rừng xanh, mênh mông, rì rào bất tận, ầm ầm như thác.

- Đoạn 3: Chim ríu rít, tháp đèn khổng lồ, cây gạo, ngàn hoa lửa ngàn búp nõn, nến trong xanh...

=> Cần có năng lực đánh giá, quan sát, nhận xét, tượng tượng, liên tưởng và so sánh ví von.

c. Những câu văn có sự tưởng tượng, liên tưởng so sánh và nhận xét:

+ Như gã nghiện thuốc phiện

+ Như thác, như mạng nhện, như người bơi ếch, như bức trường thành vô tận...

+ Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh...

=> Những hình ảnh tưởng tượng, liên tưởng, so sánh đặc sắc vì nó đã thể hiện đúng, cụ thể hơn, rõ hơn về đối tượng và gây lí thú cho người đọc.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 28):

- Chữ bị lược bỏ: như thác, ầm ầm, như người bơi ếch, như 2 dãy trường thành vô tận.

=> Các chữ bị bỏ đi làm cho đoạn văn trở nên chung chung, diễn đạt không được sinh động, gợi hình, gợi cảm.

II. Luyện tập

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 28):

a. Các từ ngữ thích hợp:

1. gương bầu dục

2. cong cong

3. lấp ló

4. cổ kính

5. xanh um

b. Các hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc: cầu Thê Húc, mặt hồ, đền Ngọc Sơn, tháp Rùa.

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 29):

* Thân hình cường tráng, đẹp: màu nâu bóng mỡ, soi gương được, hai răng đen nhánh, sợi râu dài uốn cong, đầu to...

* Tính tình kiêu căng ương bướng: Nhai ngoàm ngoạp, trịnh thượng khoan thai đưa cả 2 chân lên vuốt râu, hãnh diện, đầu nổi từng tảng trông rất bướng...

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 29):

Ngôi nhà: Được lớp ngói đỏ tươi, tường được quét ve xanh, trước nhà là một giàn hoa giấy rất đẹp, sân nhà được lát gạch màu…Căn nhà chia thành ba phòng, phòng ngoài cùng là phòng khách, phòng phía trong là phòng ngủ và phòng trong cùng là phòng ăn... Em đặc biệt ấn tượng với mái ngói đỏ tươi và dàn hoa giấy rực rỡ trước nhà.

Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 29):

- Mặt trời như một quả cầu lửa đỏ rực…

- Bầu trời trong sáng và mát mẻ như gương mặt của đứa trẻ sau một giấc ngủ dài.

- Những hàng cây thắng tắp như hàng người lính đang đứng canh gác biên cương

- Núi đồi nhấp nhô như những cái bát úp khổng lồ.

- Những ngôi nhà như những cây nấm khổng lồ.

Bài 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 29):

Quê hương em có dòng sông xanh mát, hiền hòa và thơ mộng. Nhìn từ xa, dòng sông như một tấm lụa đào uốn khúc, quanh co. Dọc theo bờ bên này là những ngôi nhà san sát, cảnh làng quê đầm ấm và yên vui. Xa xa, bờ bên kia có nhiều cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình in bóng mặt nước trong veo. Vào những ngày hè oi bức, nước sông trong vắt dưới ánh nắng trưa hè, những gợn sóng lăn tăn được nắng chiếu vào như dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như rộng hơn, sâu hơn chở nước về với biển cả. Con sông đã gắn bó với biết bao nhiêu thế hệ dân làng, ghi dấu những kỉ niệm tuổi thơ em. Em luôn nhớ về dòng sông quê hương với những kỉ niệm êm đềm.

Bản 2/ Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (siêu ngắn)
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Câu 1 (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc đoạn văn

Câu 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Trả lời câu hỏi

a. Đặc điểm nổi bật của phong cảnh và sự vật được miêu tả

- Đoạn 1: chân dung Dế Choắt gầy gò ốm yếu và xấu xí

- Đoạn 2: phong cảnh sông nước Cà Mau bao la, rộng lớn, hùng vĩ và tràn đầy sức sống hoang dại

- Đoạn 3: ngày hội xuân của bầy chim trên các cành cây gạo đỏ

b. Các đặc điểm đó đã thể hiện ở các hình ảnh từ ngữ:

- Đoạn 1

+ người gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện

+ cánh chỉ cụt ngủn đến giữa lưng

+ đôi càng bè bè......

.....

- Đoạn 2

+ sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ dòng sông Năm Căn rộng mênh mông, nước đổ ra biển ầm ầm....

......

- Đoạn 3:

+ cây gạo sừng sững như một tòa tháp đèn khổng lồ

+ hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa đỏ tươi

+ chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về

...

→ Để viết được như vậy thì người viết cần phải só sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, từ đó liên tưởng, so sánh và nhận xét

c. Các câu văn có sự liên tưởng và so sánh

- Đoạn 1

+ người gầy gò và dài lêu nghêu giống như một gã nghiện thuốc phiện

+ cánh chỉ cụt ngủn đến giữa lưng như người cởi trần mặc áo gi- lê

+ mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngơ

- Đoạn 2:

+ sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ dòng sông Năm Căn rộng mênh mông, nước đổ ra biển ầm ầm như thác

+ rừng đước như 2 dãy trường thành

- Đoạn 3

+ cây gạo gọi mời đến bao nhiêu là chim

+ hoa là lửa búp là nến

+ cây gạo đứng sừng sững như tháp đèn khổng lồ

+ bầy chim ríu rít gọi nhau, trêu ghẹo, tranh cãi,...

→ Sự liên tưởng so sánh ở đây đã làm cho sự vật trở nên có hồn, gợi được sự liên tưởng khám phá thiên nhiên cho người đọc

Câu 3 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn văn bị bỏ bớt đi các chữ: như thác, ầm ầm, nhô lên ụp xuống như người bơi ếch, như 2 dãy trường thành vô tận

→ Đoạn văn đã bị lược bỏ đi khiến sự vật nghèo nàn và không có sức gợi hình biểu cảm, làm giảm đi màu sắc độc đáo cá thể

Luyện tập

Câu 1 (trang 28,29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Điền từ

1- Gương bầu dục 2- Cong cong 3- Lấp ló
4- Cổ kính 5- Xanh um

b. Trong đoạn văn tác giả đã có cái nhìn tinh tế, quan sát từ xa, từ cao để tả bao quát Hồ Gươm sau đó chọn các chi tiết đặc sắc, tiêu biểu: đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Rùa

Câu 2 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Các hình ảnh tiêu biểu

+ thân hình đẹp cả người là một màu nâu bóng mỡ

+ cái đầu lực sĩ to nổi từng tảng to trông rất bướng

+ răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như cái liềm máy

+ râu đẹp cong dài....

- Phong cách nghệ thuật của nhà văn đã làm sự vật thêm đặc sắc, nổi bật

Câu 3 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Màu sơn: xanh lá mạ

- Nhỏ nhắn nấp sau bụi tre xanh xanh

- Nền nhà: lát gạch hoa bóng loáng

- Mái ngói: đỏ tươi

- Ngôi nhà là nơi ôm ấp tổ ấm của gia đình em những năm qua

Câu 4 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Mặt trời như lòng đỏ quả trứng gà vừa mới bóc vỏ

- Bầu trời trong sạch như tấm kính đã lau hết bụi

- Các hàng cây như các bức tường thành đứng trang nghiêm

- Núi đồi như những chiếc bát khổng lồ úp xuống chồng chất lên nhau

- Những ngôi nhà thấp thoáng sau bụ tre xanh mờ mờ ảo ảo

Câu 5 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

Mỗi khi nhớ về quê hương em lại không thể nào không nhớ về con sông Hồng thân thương. Ngày ngày dòng sông chả hiền hòa mang nguồn nước mát tưới tắm cho đồng ruộng và các bãi ngô ven sông. Mặt sông lúc nào cũng tấp nấp thuyền bè qua lại. xa xa kia là những chiếc thuyền nhỏ đang thu lưới đánh cá. Ven hai bên bờ sông cây cối mọc lên xanh tốt, hiền hòa tỏa bóng mát. Vào mùa mưa lũ nước sông Hồng đỏ nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng, bãi ngô. Đó là vẻ đẹp riêng và chính cũng là nguồn gốc của cái tên sông Hồng. Và cũng có lẽ vì những vẻ đẹp ấy mà Sông Hồng được gói ghém trọn vẹn trong câu hát: Sông Hồng đỏ nặng phù sa....