Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 139)

Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 139)

Bố cục chia thành 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu... “ tiếng nói của cha ông chúng tôi”: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người dân da đỏ.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “ ràng buộc”: Những mỗi lo âu của những người da đỏ

+ Phần 3: Còn lại: Kiến nghị của người dân da đỏ về việc bảo vệ môi trường đất đai.

Nội dung bài

Qua bức thư đã trả lời đề nghị mua đất của Tổng thống Mỹ, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã đưa ra một vấn đề mang ý nghĩa đối với toàn nhân loại: Con người phải sống một cách hòa hợp với thiên nhiên, cần phải chăm lo bảo vệ thiên nhiên và môi trường như bảo vệ chính mạng sống của mình.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 139):

a. - Phép nhân hóa

+ Mảnh đất này – bà mẹ của người da đỏ.

+ Những bông hoa tỏa ngát hương – người em, người chị của chúng tôi.

+ Những mỏm đá, những vũng nước – thành viên của một gia đình.

- Phép so sánh

+ Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối – máu của tổ tiên chúng tôi.

+ Tiếng thầm thì của dòng nước – tiếng nói của cha ông chúng ta.

b. Phép nhân hóa, so sánh đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên và đất đai. Người da đỏ sống gắn bó và có tình yêu tha thiết với đất đai.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 139):

a.

- Cách sống:

+ Người da đỏ: trân trọng, bảo vệ môi trường, yêu mến thiên nhiên.

+ Người da trắng: Nhịp sống công nghiệp ồn ào, rời xa thiên nhiên

- Thái độ:

+ Người da đỏ: Xem đất đai là mẹ và bầu trời muông thú như anh em,

+ Người da trắng: Xem mảnh đất như kẻ xa lạ, có thể dùng để trao đổi mua bán,...

b. Nghệ thuật:

- Phép đối lập: anh em > < Kẻ thù, yên tĩnh > < ồn ào...

- Điệp ngữ: Tôi biết... , tôi không hiểu...

- So sánh tương phản

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 139):

a. Ý chính: Đề nghị người da trắng cần phải biết kính trọng và bảo vệ đất đai, khuyên bảo chúng đất đai là mẹ và cần phải biết bảo vệ đất đai.

b. - Giống: Dùng phép điệp từ, phép đối, nhân hóa, so sánh

- Khác: Giọng văn dứt khoát, trang trọng và mạnh mẹ hơn: Ngài phải... Hãy khuyên

c. Đất là mẹ: Con người có thể duy trì sự sống là nhờ có đất đai, đất tựa như người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con người. Con người cần phải kính trọng, bảo vệ và nuôi dưỡng đất đai.

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 139):

- Phép lặp từ: mảnh đất, dòng nước, tôi biết, cha ông, côn trùng, thiêng liêng...

- Phép lặp kiểu câu: Nếu chúng tôi bán... ngài phải; Ngài phải dạy... ; Ngài phải bảo...

- Lặp cấu trúc: đối lập giữa người da trắng và người da đỏ.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh vào thái độ và tình cảm sâu sắc của người da đỏ đối với thiên nhiên, đất đai và môi trường

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 140):

Vì bức thư của thủ lĩnh người da đỏ được viết bằng tất cả sự trân trọng, tình yêu mến, gắn bó máu thịt đối với đất đai. Vấn đề văn bản được đề cập đến cũng chính là vấn đề nóng: môi trường

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 140)

- Học sinh lựa chọn theo ý thích của bản thân. Có thể lựa chọn câu sau:

- Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối không chỉ là những giọt nước, mà còn chính là máu của tổ tiên chúng tôi...

Bản 2/ Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (siêu ngắn)

+ Phần 1: Từ đầu... “ tiếng nói của cha ông chúng tôi”: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người dân da đỏ.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “ ràng buộc”: Những mỗi lo âu của những người da đỏ

+ Phần 3: Còn lại: Kiến nghị của người dân da đỏ về việc bảo vệ môi trường đất đai.

Tóm tắt

Đất đai, cùng với mọi vật có liên quan với nó - không khí, bầu trời, dòng nước, động thực vật - là những thứ thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không thể dễ dàng đem bán. Cách người da trắng mới nhập cư đối xử với đất đai là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất cho người da trắng thì cũng có muốn người da trắng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ" của loài người, điều gì sẽ xảy ra với đất đai cũng tức là cũng sẽ xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy người da trắng cần phải biết kính trọng đất đai.

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 139 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Các phép so sánh nhân hóa đã được sử dụng trong đoạn văn

- Tiếng thầm thì của côn trùng

- Những bông hoa tỏa ngát hương là chị em của chúng tôi

- Những mỏm đá, những vũng nước.... đều cùng một gia đình

- Dòng nước óng ánh.... còn là máu của tổ tiên chúng tôi

- Tiếng thì thầm của dòng nước.... cha ông chúng tôi

b. Tác dụng

- Khiến cho sự vật trở nên có hồn và sinh động

- Các phép nhân hóa và so sánh này đã cho thấy sự gắn bó máu thịt và mối quan hệ mật thiết của con người với tự nhiên

- Thể hiện tình cảm của người viết đối với đất với tự nhiên, gián tiếp thể hiện thái độ đối với kẻ mua đất

Câu 2 (trang 139,140 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Đoạn văn thể hiện sự khác biệt đối lập trên các vấn đề

Vấn đề Người da đỏ Người da trắng
Đất là thiêng liêng, là kí ức, là người mẹ Đất là kẻ thù, là chỉ để bán khi chinh phục được, lòng thèm khát sẽ ngấu nghiến và biến đất đai thành hoang mạc
Âm thanh Cảnh sống ở thành phố sẽ làm nhức mắt, họ thích sống với những âm thanh tự nhiên và dịu dàng nên thơ Thích sống ở các thành phố ồn ào
Không khí Không khí là vô cùng quý giá để con người thưởng thức hương hoa đồng cỏ, để chiasẻ linh hồn với cuộc sống
không thèm để ý
Muông thú Nếu muông thú bị hủy diệt thì con người cũng sẽ bị chết về tinh thần và ra đi cùng với chúng Thảm sát hàng loạt động vật để lại các cánh đồng trơ trọi
Thiên nhiên Đất và thiên nhiên là tổ, bảo vệ tổ cũng chính là bảo vệ mình Không cần bảo vệ

b. Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật:

- Phép so sánh:

+ người da trắng xem mảnh đất này cũng như các mảnh đất khác; đối xử với đất mẹ như những thứ mua được, bán được như những chú cừu

+ người da đỏ xem đất là mẹ, những bông hoa là người chị, người em

→ ta có thể thấy rằng người da trắng không hề yêu đất mà chỉ quan tâm đến các giá trị kinh tế khác hẳn thái độ quý trọng và bảo vệ đất của người da đỏ

- Phép lặp

+ mảnh đất thiêng liêng này

+ nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải dạy bảo con cháu

+ mảnh đất dưới chúng là....

→ đã cho thấy vấn đề được quan tâm dưới những góc độ khác nhau

- Nhân hóa: khiến đất trở nên có linh hồn, thể hiện tình yêu gắn bó và thái độ phê phán cách cử xử với đất đai của người da trắng

Câu 3 (trang 140 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Ý chính của đoạn này: Con người cần phải biết bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình

b. Giống:

- Vẫn là lối hành văn tha thiết, trang trọng với đất

- Giọng văn trang trọng

Khác:

- Xuất hiện các yêu cầu tha thiết, tác giả thể hiện sự mong muốn Ngài dạy bảo con cháu

- Có các chân lí thấm thía

c. Đất là Mẹ bởi vì đất sinh ra và cho muôn loài tồn tại vàhạnh phúc

Câu 4 (trang 140 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, dòng nước, tôi biết, người da đỏ, người da trắng...

- Lặp kiểu câu:

+ Nếu chúng tôi bán... ngài phải

+ Ngài phải dạy..

+ Ngài phải bảo..

+ Ngài phải biết...

+ Ngài phải giữ gìn...

- Lặp lại sự đối lập giữa người da trắng và người da đỏ. Sự lặp lại giúp tăng thêm hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong thái độ với thiên nhiên và cách sống.

Câu 5 (trang 140 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Sở dĩ như vậy là vì ngày nay vấn đề môi trường và sinh thái trên trái đất đang dần trở nên nghiêm trọng, bức thư của thủ lĩnh người da đỏ như lời nhắc nhở kêu gọi tha thiết nhân loại hãy bảo vệ tự nhiên, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta