Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96)

Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96)

Chia bố cục thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu... ở nhà kéo sợi: Hoàn cảnh của 2 vợ chồng ông lão đánh cá.

- Phần 2: tiếp theo... làm theo ý muốn của mụ vợ: Sự đền đáp ơn cứu mạng của cá vàng và lòng tham của mụ vợ

- Phần 3. Còn lại: Cá vàng trừng trị thói tham lam, bội bạc của mụ vợ.

Giá trị nội dung

Truyện ca ngợi lòng biết ơn và trả ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những người có tính tham lam bội bạc

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96):

- Trong truyện năm lần ông lão đi ra biển gọi cá.

- Việc lặp lại các lần ông lão ra biển gọi cá vàng là có tác dụng:

+ Tăng thêm tính kịch cho câu chuyện

+ Khắc họa và làm nổi bật tính cách của nhân vật.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96):

- Cảnh biển trong các lần ông lão ra biển:

+ Lần 1: biển gợn sóng êm ả

+ Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng

+ Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội

+ Lần 4: Biển nổi sóng mịt mù

+ Lần 5: giông tố, mặt biển nổi sóng ầm ầm

→ Cảnh biển càng ngày càng dữ dội hơn đó là cũng có sự tăng tiến tương tự với những đòi hỏi và lòng tham của mụ vợ càng ngày càng quá quắt khiến cho thiên nhiên cũng phải nổi giận

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96):

- Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ông lão đánh cá ngày càng tăng: Từ đòi hỏi một cái máng lợn mới rồi đến nhà khang trang, làm nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, làm long vương để cá vàng phục vụ; sự bội bạc: quát, mắng, giận dữ, nổi cơn thịnh nộ, đuổi

- Khi mụ vợ đòi được làm Long Vương ngự trên mặt biển, để cá vàng phải làm theo tất cả những yêu cầu của mụ, sự bội bạc đã được đẩy lên đến tận cùng

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96):

- Kết thúc của truyện:

- Vợ chồng ông lão đánh cá lại trở về với túp lều cũ nát và cái máng lợn sứt mẻ

- Ý nghĩa của cách kết thúc: đây là cái giá phải trả cho sự tham lam và bội bạc.

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96):

- Cá vàng trừng trị mụ vợ bởi vì cả 2 tội tham lam và bội bạc

- Ý nghĩa hình tượng cá vàng:

+ Tượng trưng cho lòng tốt, cái thiện, lòng biết ơn.

+ Tượng trưng cho chân lí của dân gian, trừng trị kẻ ác

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/97)

Bài 1:

- Học sinh trình bày ý kiến của mình

- Có thể đặt tên như vậy vì cốt truyện này có nội dung xoay quanh nhân vật bà vợ, ý nghĩa của truyện mang đến cũng là để phê phán lòng tham lam và sự bội bạc của mụ vợ

Bài 2:

- Học sinh kể diễn cảm, chú ý giọng điệu của nhân vật.

Bản 2/ Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu → ở nhà kéo sợi: Giới thiệu về cuộc sống của 2 vợ chồng ông lão.

- Phần 2: tiếp theo → Làm theo ý muốn của mụ vợ: Cá vàng đền đáp ơn và lòng tham của mụ vợ

- Phần 3. Còn lại: Cá vàng trừng trị thói tham lam bội bạc của mụ vợ.

Tóm tắt

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo sống trong một túp lều tranh cũ rách. Hằng ngày ông chồng đi ra biển thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, ông lão đánh cá kéo được một con cá vàng nhưng con cá đã van xin ông lão thả nó trở về biển. Về nhà ông lão kể lại với bà vợ và bị mụ vợ mắng. Mụ vợ bắt ông ra biển đòi cá vàng trả ơn. Lòng tham của mụ vợ cứ mỗi lần lại tăng lên và đến quá quắt. Cuối cùng vì lòng tham và sự bội bạc của mình, mụ vợ lại quay trở lại với cuộc sống như ngày xưa.

Soạn bài

Câu 1 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Trong truyện năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng.

- Việc lặp lại các lần ông lão ra biển gọi cá vàng là có tác dụng:

+ Khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn và có tính kịch tính.

+ Tô đậm thêm tính cách của nhân vật.

Câu 2 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Số lần ra biển Cảnh biển Ý nghĩa.
1 Gợn sóng êm ả Sự thay đổi của biển cả tương ứng với các đòi hỏi quá quắt của người vợ. Lòng tham của mụ vợ đã khiến cho biển cả (tự nhiên) phẫn nộ.
2 Biển xanh đã nổi sóng
3 Biển xanh nổi sóng dữ dội
4 Biển nổi sóng mù mịt
5 Một cơn giông tố kinh khủng ập đến, mặt biển bỗng nổi sóng ầm ầm.

Câu 3 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Lòng tham lam của mụ vợ càng ngày càng tăng tiến và không có điểm dừng.

+ Từ máng lợn mới → một cái nhà khang trang→ Nhất phẩm phu nhân → nữ hoàng → Long Vương.

- Sự bội bạc của người vợ đối với người chồng cũng tăng dần:

+ Mắng: Đồ ngốc → quát: đồ ngu → mắng chồng như tát nước vào mặt → giận dữ và nổi trận lôi đình → nổi cơn thịnh nộ và đuổi.

- Sự bội bạc của mụ vợ đã được đẩy đến tột cùng khì đòi cả quyền lực lẫn địa vị làvô hạn ⇒ xem chồng như chướng ngại vật.

Câu 4 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kết thúc của truyện:

- 2 vợ chồng ông lão đánh cá lại trở về cuộc sống như xưa.

- Ý nghĩa của cách kết thúc: Đây là sự trừng phạt và cái giá mà kẻ tham lam, bội bạc phải trả.

Câu 5 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Cá vàng trừng trị mụ vợ cả tội bội bạc và tham lam

- Ý nghĩa hình tượng con cá vàng:

+ Ca ngợi sự biết ơn đối với những người có tấm lòng nhân hậu.

+ Bài học thích đáng cho những kẻ có lòng tham lam và bội bạc.

Luyện tập

Bài 1 (trang 97 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Có thể đặt tên khác cho truyện là: Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng, bởi vì câu truyện phát triển và xoay theo mức độ lòng tham và sự bội bạc của bà vợ, đồng thời ý nghĩa của truyện cũng là phê phán thói tham lam của mụ vợ.

Bài 2 (trang 97 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy kể diễn cảm truyện 'Ông lão đánh cá và con cá vàng'.