Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 22)

Soạn bài: Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 22)

Bố cục chia thành 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu... nằm đấy: Sự ra đời kì lạ của cậu bé Gióng.

+ Phần 2: Tiếp theo... cứu nước: Gióng xin được đi đánh giặc.

+ Phần 3: Tiếp theo... lên trời: Gióng đánh giặc và bay về trời.

+ Phần 4: Còn lại: Sự bất tử của hình tượng Thánh Gióng.

Giá trị nội dung

+ Là truyền thuyết tiêu biểu nói về người anh hùng đánh giặc ngoại xâm giúp dân, giúp nước

+ Thể hiện niềm tự hào về thế hệ trẻ của dân tộc, niềm mơ ước của nhân dân về người anh hùng dân tộc.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 22):

- Nhân vật: Thánh Gióng, dân làng, bố mẹ Gióng, sứ giả, vua....

- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng nhân vật:

+ Sự ra đời có yếu tố kì lạ

+ Lên 3 tuổi mà chưa biết nói cười

+ Nghe sứ giả rao tìm người tài giúp nước=> biết nói

+ Ăn khỏe và lớn nhanh như thổi

+ Vươn vai biến thành tráng sĩ

+ Gióng bay về trời

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 22-23):

a/ Ca ngợi tình thần yêu nước và ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Gióng được đặt ở vị trí hàng đầu.

b/ Gióng đòi roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt: đánh giặc cần phải có lòng yêu nước và vũ khí sắc bén, phản ảnh thành tựu của nền văn hóa kĩ thuật của nhân dân ta vào thời đó

c/ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo để nuôi Gióng: Sức mạnh của sự tương thân tương ái, tinh thần đoàn kết, Gióng chính là biểu tượng của sức mạnh của cộng đồng

d/ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai liền biến thành tráng sĩ: Thể hiện quan niệm của tác giả dân gian về người anh hùng: có thể xác cao lớn, dũng mãnh, lập chiến công, nói lên sự trưởng thành vượt bậc của tinh thần đoàn kết dân tộc khi chống giặc ngoại xâm

đ/ Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc: Gióng linh hoạt, đánh giặc không chỉ bằng vũ khí sắc bén mà còn bằng cả cây cỏ của đất nước- vũ khí thô sơ và bình thường nhất

e/ Gióng đánh tan quân giặc, bay về trời: người anh hùng ra đi phi thường, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng chiến đấu và lập chiến công không màng đến danh lợi và sự bất tử của người anh hùng

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 23):

- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:

+ Là hình tượng tiêu biểu cho hình tượng người anh hùng đánh giặc cứu nước, tiêu biểu cho tinh thần nước của nhân dân ta.

+ Là hình tượng đáng tự hào của nhân dân ta về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ trước đến nay

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 23):

Sự thật lịch sử:

+ Thời đại Hùng Vương là một thời đại hoàn toàn có thật trong lịch sử dân tộc

+ Các cuộc chiến tranh đầy cam go, ác liệt giữa dân tộc ta với giặc ngoại xâm

+ Người Việt thời bấy giờ đã biết chế tạo ra các vũ khí bằng sắt và đoàn kết để đánh giặc

+ Những địa danh lịch sử: chân núi Trâu, Núi Sóc, làng Cháy.

+ Có làng Phù Đổng và đền thờ Thánh Gióng và Hội Gióng.

Luyện tập

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 24): (Học sinh trình bày ý kiến về hình ảnh đẹp nhất của nhân vật Gióng

- Hình ảnh Gióng nhổ bụi tre bên đường để đánh giặc

=> Hình ảnh thể hiện sự thông minh, dũng cảm và nhanh trí của Gióng. Gióng đánh thắng giặc bằng cả những gì gần gũi, bình dị nhất của dân tộc

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 24):

- Hội thi có tên Hội khỏe Phù Đổng vì:

+ Đây là một hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên - lứa tuổi của Gióng trong thời đại ngày nay.

+ Đề cao sức mạnh của Gióng và niềm mong ước rèn luyện sức khỏe tốt, noi theo tấm gương người anh hùng dân tộc của thế hệ trẻ

Bản 2/ Soạn bài: Thánh Gióng (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu → đặt đâu nằm đấy: sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.

- Phần 2: Tiếp theo → Cứu nước: Gióng nghe tin sứ giả, cả làng góp gạo nuôi Gióng.

- Phần 3: Tiếp đến → bay lên trời: Gióng cùng nhân dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm và dẹp tan quân giặc.

- Phần 4: Còn lại: Gióng bay về trời.

Tóm tắt

Thời vua Hùng Vương thứ 6 có 2 vợ chồng ông lão nông dân làm ăn chăm chỉ, sống phúc đức mà vẫn chưa có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy có vết chân lạ nên ướm chân mình vào vết chân đó, về nhà biết mình thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng lên 3 tuổi mà vẫn không biết cười, biết nói, không biết đi.

Khi giặc Ân sang xâm lược, vua cử sứ giả đi tìm người tài để cứu nước. Gióng nghe thấy tiếng sứ rao tin liền cất tiếng nói và yêu cầu nhà vua chuẩn bị áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để Gióng đánh giặc.

Sau khi gặp sứ giả Gióng ăn nhiều hơn và lớn nhanh như thổi. Gia đình và dân làng cùng góp gạo nuôi Gióng. Sứ giả mang đồ đến, Gióng đứng dậy vươn vai liền biến thành tráng sĩ ra trận, đánh tan giặc Ân và cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân vì để nhớ ơn Gióng nên lập đền thờ để tưởng nhớ. Bây giờ vẫn còn các dấu tích như tre đằng ngà, làng Cháy.

Soạn bài

Câu 1 (trang 22 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Vợ chồng ông lão nông dân nghèo ở làng Gióng, cậu bé (tráng sĩ Gióng), nhà vua, sứ giả, dân làng

b. Gióng là nhân vật chính.

c. Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và có ý nghĩa sâu sắc của nhân vật Gióng.

- Sự ra đời kỳ lạ:

+ Ướm chân vào vết chân lạ → về nhà thụ thai

+ Mang thai 12 tháng.

- Lên 3ba tuổi mà không biết nói, không biết đi, không biết cười, đặt đâu nằm đấy.

- Cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc → thể hiện tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc.

- Sau khi gặp sứ giả → ăn khỏe và lớn nhanh như thổi→ cả làng góp gạo mới đủ nuôi Gióng.

- Vươn vai liền biến thành tráng sĩ, ngựa phun lửa, nhổ bụi tre ven đường để đánh giặc, bay về trời.

Câu 2 (trang 22 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa của các chi tiết.

Chi tiết Ý nghĩa
Tiếng nói đầu tiên: đòi đi đánh giặc

- Ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc.

- Việc cứu nước được đặt lên hàng đầu.

- Ý thức đánh giặc ngoại xâm luôn tiềm ẩn trong lòng nhân dân.

Gióng đòi roi sắt, giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc

- Ý thức đánh giặc cứu nước của người anh hùng.

- Vũ khí sắc bén chính là yếu tố cần thiết khi đánh giặc.

- Phản ánh thành tựu của nền văn hóa kỹ thuật thời Hùng Vương → thời đại văn minh: đồ sắt thay thế cho đồ đá

Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé.

- Gióng lớn lên trong sự nuôi dưỡng và che chở của nhân dân.

- Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của nhân dân từ những thứ bình thường giản dị.

Gióng ăn khỏe, lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ.

- Sức sống mạnh mẽ và mãnh liệt của Gióng- nhân dân → sức mạnh của tình đoàn kết mỗi khi có giặc ngoại xâm.

- Muốn chiến thắng giặc ngoại xâm thì cần phải có sức mạnh → ước mơ của nhân dân là có đủ sức mạnh để đánh giặc bảo vệ đất nước.

Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

- Khắc phục khó khăn trong chiến đấu.

- Tre nứa đã trở thành vũ khí chiến đấu của nhân dân.

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt bỏ lại và bay thẳng về trời. - Gióng là người thay trời hành đạo.

Xong việc Gióng bay về trời → sự bất tử của người anh hùng cứu nước.

Câu 3 (trang 23 Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng.

- Hình tượng Thánh Gióng là sự bày tỏ quan niệm và ước mơ của nhân dân ta trong những buổi đầu lịch sử về người anh hùng chống ngoại xâm.

- Thánh Gióng là hình ảnh tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.

Câu 4 (trang 23 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử:

+ Thời đại Hùng Vương nhân dân phải thường xuyên chống giặc ngoại xâm để bảo vệ phương Bắc.

+ Thời Hùng Vương chính là thời đại văn minh của đồ sắt.

+ Cả cộng đồng đoàn kết tham gia vào cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Luyện tập

Bài 1 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hình ảnh đẹp nhất của Thánh Gióng trong tâm trí em chính là hình ảnh Thánh Gióng đánh tan giặc Ân.

Bài 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Hội thể thao của nhà trường phổ thông có tên là Hội khỏe Phù Đổng vì: Đó là hội thi nhằm biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết về tráng sĩ làng Phù Đổng (Thánh Gióng) làm biểu tượng cho ý nghĩa.

tinh thần yêu nước.