Soạn bài: Mưa (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 80)
+ Phần 1: Từ đầu... nhảy múa: quang cảnh lúc trời sắp mưa
+ Phần 2: Tiếp theo đến hả hê: quang cảnh thiên nhiên trong cơn mưa.
+ Phần 3: Còn lại: Hình ảnh con người trong cơn mưa.
Nội dung bàiBài thơ miêu tả một cách chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào tại làng quê.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 80):
- Bài thơ tả về cơn mưa rào mùa hạ tại một làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu... nhảy múa: quang cảnh lúc trời sắp mưa
+ Phần 2: Tiếp theo đến hả hê: quang cảnh thiên nhiên trong cơn mưa.
+ Phần 3: Còn lại: Hình ảnh con người trong cơn mưa.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 80):
- Thể thơ tự do, ngắt nhịp linh hoạt chủ yếu là nhịp 2, cách gieo vần tự do, không tuân theo quy định nào => Tạo nên tiết tấu nhanh, gấp giúp diễn tả một cách chân thực, sinh động về cơn mưa mùa hạ đến thật nhanh, dữ dội và dồn dập.Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 80):
a. Trước cơn mưa: Đàn mối bay ra mối già, mối trẻ; ông trời mặc áo giáp ra trận; Cây mía múa gươm, kiến hành quân đầy đường… Cỏ gà rung rinh tai; Sấm ghé xuống sân, cười khanh khách; Cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
- Trong cơn mưa: cho sủa, cóc nhảy, cây lá hả hê.
=> Diễn tả chân thực, sinh động, gần gũi loài vật, cảnh vật lúc trời mưa.
b. Các phép nhân hóa được dùng trong bài:
- Ông trời mặc chiếc áo giáp đen ra trận, cây mía múa gươm, kiến hành quân đầy đường, cỏ gà rung tai, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
- Trong một vài trường hợp biện pháp so sánh được dùng rất đặc sắc:
+ Cây mía múa gươm: Lá mía sắc và nhọn đang quay cuồng trong gió như những chiếc lưỡi gươm đang được người nghệ nhân múa.
+ Kiến hành quân đầy đường: Kiến di chuyển vội vàng nhưng theo hàng theo lối giống như bộ đội đang hành quân.
→ Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động, phong phú hơn.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 81):
Ca ngợi vẻ đẹp lao động chăm chỉ, cần cù của người nông dân chân chất, bình dị chống chọi chiến thắng những trở ngại từ thiên nhiên. Thể hiện sức mạnh to lớn có thể sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ của người nông dân lao động Việt Nam trong thời đánh Mỹ.
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 81)Bài 1: Học sinh học thuộc đoạn thơ theo yêu cầu.
Bài 2: Học sinh viết bài.
Mùa hạ là mùa của những cơn mưa rào bất chợt. Hôm ấy, trời đang nắng bỗng nhiên mây đen từ đâu kéo tới làm tối đen bầu trời. Ông mặt trời như sợ gì đó mà đã trốn đi đâu mất còn mây đen hung dữ thì bao phủ cả bầu trời. Từ phía xa, em đã nghe thấy có tiếng gió ào ào, gió mỗi lúc thêm mạnh hơn cuốn từng đám cát bụi bay mù mịt như đáp vào mặt người đi đường. Rồi những tiếng sấm nổ đùng đoàng, chớp nhoáng như xé toạc cả bầu trời đêm, những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên những mái tôn rồi ngày một nhiều hơn và nhanh hơn. Bầu trời mưa trắng xóa. Ngoài vườn cây cối đang hả hê quay cuồng trong gió và mưa, hàng cau cũng nghiêng ngả như những người say rượu. Ếch nhái thi đưa nhau đuổi theo những con mối vỡ tổ. Trong cơn mưa dường như mọi thứ đều trở nên vội vã và ồn ào hơn.
Bản 2/ Soạn bài: Mưa (siêu ngắn)Bố cục chia thành 2 phần:
- Phần 1: từ đầu... đến ngọn mùng tơi nhảy múa: Diễn tả khung cảnh thiên nhiên và loài vật trước khi trời đổ cơn mưa.
- Phần 2: còn lại: Diễn tả các hình ảnh khi trời đang đổ mưa
I. Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Bài văn tả cơn mưa tại một vùng nông thôn ở khu vực Bắc Bộ vào mùa hè
- Bố cục: (như trên)
Câu 2 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Nhân xét
+ viết theo thể thơ tự do
+ cách ngắt nhịp và gieo vần: chủ yếu là dòng 2 tiếng có một số dòng là 1 hoặc 4 tiếng
- Tác dụng: tạo nên tiết tấu nhanh và có sự thay đổi liên tục của các sự vật trong cơn mưa rào
Câu 3 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Hình dáng trạng thái hoạt động của từng loài vật qua các tính từ, động từ miêu tả:
- Lúc sắp mưa:
+ mối bay ra
+ gà con rối rít đi tìm nơi trốn
+ ông trời mặc áo giáp đen ra trận
+ mía múa gươm
+ kiến hành quân
+ lá khô
+ cỏ gà rung tai nghe
+ bụi tre đứng tần ngần gỡ tóc
+ bưởi đua đưa bế lũ con
+ chớp
+ sấm ghé xuống sân cười khanh khách
+ cây dừa sải tay bơi
+ cây mùng tơi nhảy múa
- Trong cơn mưa
+ cóc nhảy chồm chồm
+ chó sửa
+ cây lá hả hê
+ bố đi cày về
→ tác dụng: biến trận mưa trở nên gần gũi sinh động với đủ kiểu tính cách
b. Các trường hợp sử dụng phép nhân hóa
+ gà con rối rít tìm nơi trú
+ ông trời mặc áo giáp đen ra trận
+ mía múa gươm
+ kiến hành quân
+ bưởi đua đưa bế lũ con
+ sấm ghé xuống sân khanh khách cười
+ cây dừa sải tay bơi
+ lá mùng tơi nhảy múa
+ cây lá hả hê
+ cỏ gà rung tai nghe
+ bụi tre tần ngần gỡ tóc
→ tác dụng khiến cơn mưa rào làng quê sinh động gần gũi
Câu 4 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Hình ảnh con người là người nông dân đi cày- người lao động bình dị xuất hiên giống như biểu tượng đứng ngang với tầm vóc đất trời vũ trụ
Luyện tậpĐoạn văn tham khảo
Hôm nay một cơn mưa rào đã đổ xuống làng quê em. Không biết từ đâu mà những đám mây đen đã ùn ùn kéo đến thật nhanh. Trong gió lớn cây cối nghiêng ngả. Cát bụi bay mịt mù. Những chú chim nháo nhác bay tìm nơi trốn. Tất cả mọi người đều nhanh chóng rảo chân trở về nhà. Rồi mưa đến và rất nhanh chóng mưa đã làm trắng xóa cả sân nhà. Những hạt mưa to lao xuống thật nhanh như những mũi tên thủy tinh. Anh mèo mướp lười nhác rời chỗ nằm ở bậc thềm vào trong nhà. Sau một hồi vui chơi mưa đã tạnh hẳn. Cuộc sống nhộn nhịp lại tiếp tục diễn ra như mọi ngày.
Bài trước: Soạn bài: Lượm (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 76) Bài tiếp: Soạn bài: Hoán dụ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 82)