Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Em bé thông minh (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74)

Soạn bài: Em bé thông minh (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74)

Chia bố cục thành 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu... về tâu vua: cậu bé giải câu đố của viên quan

+ Phần 2: tiếp theo... ăn mừng với nhau: cậu bé giải câu đố đầu tiên của vua

+ Phần 3: tiếp theo... ban thưởng rất hậu: cậu bé giải câu đố thứ hai của vua

+ Phần 4: còn lại: em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài

Giá trị nội dung

- Là câu chuyện kể về một cậu bé con nhà nông dân có trí thông minh hơn người, trải qua được các thử thách của nhà vua và xứ thần nước ngoài bằng trí tuệ dân gian.

- Truyện ca ngợi và đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ, chất phác mà không thiếu phần thâm thúy của nhân dân lao động.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

- Sử dụng câu đố để thử tài nhân vật đó là chi tiết rất phổ biến trong các truyện cổ tích

- Tác dụng: Tạo ra những thử thách để nhân vật thể hiện tài năng, phẩm chất, tạo tình huống hấp dẫn cho cốt truyện và gây hứng thú cho người đọc

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thể hiện qua bốn lần, những lần sau có mức độ khó hơn những lần trước bởi vì có như vậy thì độ kịch tính của truyện mới được đẩy lên và nhân vật mới ngày có cơ hội thể hiện sự thông minh, tài trí hơn.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

Soạn bài: Em bé thông minh ảnh 1

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

- Ý nghĩa:

+ Truyện ca ngợi và đề cao trí thông minh dân gian

+ Là truyện cổ tích sinh hoạt, truyện còn mang ý nghĩa mua vui

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74)

Bài 1:

- Học sinh kể diễn cảm truyện "Em bé thông minh", chú ý kể chuyện với giọng truyền cảm, thể hiện rõ giọng điệu của các nhân vật

Bài 2:

- Học sinh kể chuyện về cậu bé thông minh mà bản thân biết, nên tìm hiểu thêm truyện về Lương Thế Vinh

Bản 2/ Soạn bài: Em bé thông minh (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 3 phần:

Phần 1: Từ đầu... lỗi lạc: Vua cử viên quan đi tìm người tài.

Phần 2: tiếp theo... láng giềng: Các thử thách bộc lộ sự thông minh của cậu bé.

Phần 3 còn lại: Cậu bé được vua phong làm trạng nguyên.

Soạn bài

Câu 1 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Dùng câu đố để thử tài nhân vật chính là hình thức được dùng phổ biến trong truyện cổ tích.

- Tác dụng: Để nhân vật có cơ hội thể hiện ra tài năng phẩm chất. Vì câu đố có tác dụng quan trọng trong việc thử tài:

+ Tạo ra tình huống hấp dẫn cho câu chuyên phát triển

+ Gây hồi hộp hứng thú cho người đọc

Câu 2 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự tài trí thông minh của em bé đã được thử thách qua bốn lần:

+ Lần 1: Trả lời câu đố của viên quan: Trâu cày 1 ngày được mấy đương

+ Lần 2: thử thách của nhà vua

+ Lần 3: Trả lời thử thách của nhà vua

+ Lần 4: Thử thách của viên quan xứ thần nước ngoài.

- Lần đố sau có mức độ khó hơn lần đố trước vì:

+ Người đố: Từ viên quan → vua → xứ thần nước ngoài

+ Tính chất hóc búa, oái oăm của câu đố ngày một tăng thêm: Để làm tăng thêm sự oái oăm của câu đố và bộc lộ trí thông minh của em bé:

• Lần 1: so sánh em bé với cha

• Lần 2: so sánh em bé với dân làng.

• Lần 3: so sánh em bé với vua

• Lần 4: so sánh em bé với xứ thần nước ngoài.

Câu 3 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Em bé giải các câu đố bằng cách:

+ Lần 1: Đố lại viên quan

+ Lần 2: Để nhà vua tự nhận ra điều phi lý của mình trong câu đố.

+ Lần 3: bằng cách đố lại.

+ Lần 4: vận dụng kinh nghiệm đời sống dân gian.

- Lý thú:

+ Đẩy thế bí về người ra câu đố, lấy gậy ông đập lưng ông.

+ Khiến cho người ra câu đố tự thấy những điều phi lý trong câu đố của họ.

+ Lời giải đố không nằm trong kiến thức sách vở mà là ở trong đời sống.

Câu 4 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyện "Em bé thông minh":

- Đề cao sự thông minh, nhanh trí và trí khôn dân gian ⇒ tạo tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ trong đời sống hằng ngày.

Luyện tập

Bài 1 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc diễn cảm.

- Giọng đối thoại của em bé thể hiện sự dí dỏm, hồn nhiên, trong sáng.

Bài 2 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Có thể kể thêm một vài truyện như: trạng Quỳnh, mầm đá…