Soạn bài: Danh từ (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86):
Danh từ: con trâu.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang86):
Xung quanh danh từ có từ: “ba” và “ấy”
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86):
- Những danh từ khác trong câu: thúng gạo nếp, vua, làng, con
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86):
Danh từ là các từ chỉ người, vật, khái niệm, đơn vị, hiện tượng
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86):
Đặt câu:
Quang Trung là một vị vua anh minh
Làng em là làng Đông
Tôi có bốn thúng gạo nếp
Nhà có sáu đứa con
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vậtCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86):
- Nhóm những danh từ in đậm là danh từ chỉ đơn vị còn những danh từ đi sau chúng là các danh từ chỉ sự vật
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86):
Thay thế danh từ chỉ đơn vị bằng các từ khác:
- ba con trâu => ba chú trâu
- một viên quan => một ông quan
=> con, ông, viên, chú là các danh từ đơn vị tự nhiên nên không làm thay đổi đơn vị tính đếm trong câu
- ba thúng gạo => ba ống gạo
- sáu tạ thóc => sáu tấn thóc
=> tạ, tấn, thúng, ống là các danh từ đơn vị có tính quy ước, nếu thay thế sẽ làm thay đổi đơn vị tính đếm
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 86):
- Có thể nói “sáu thúng gạo rất đầy” vì danh từ thúng là chỉ số lượng ước chừng, không cụ thể, chính xác (nhỏ, to, đầy, vơi) nên ta có thể bổ sung thêm những từ chỉ số lượng.
- Không thể nói “sáu tạ thóc rất nặng” vì những từ “sáu”, “tạ” là từ chỉ số lượng cụ thể, chính xác rồi nên nếu thêm các từ nặng, hay nhẹ thì đều thừa.
III. Luyện tậpCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 87):
- Một số danh từ chỉ sự vật: nhà, mèo, bàn, ghế, cây, quần, áo, bút...
Đặt câu: Chú mèo nhà em có bộ lông đẹp tuyệt.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 87):
a. chú, cháu, bác, dì, em...
b. quyển, tờ, chiếc, tấm...
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 87):
a. tấn, tạ, héc ta, hải lí...
b. đấu, vốc, gang, thúng, sải, đoạn...
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 87):
Học sinh rèn luyện chính tả
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 87):
- Danh từ chỉ đơn vị: đỉnh, bức, em, con, các,...
- Danh từ chỉ sự vật: núi, củi, sông, hình vẽ, cha, bút, mẹ, đất, cỏ, tôm cá,...
Bản 2/ Soạn bài: Danh từ (siêu ngắn)I. Đặc điểm của danh từ
1. Danh từ trong cụm từ in đậm: Con trâu
2. Xung quanh danh từ nói ở trên có các từ là: ba, ấy
3. Những danh từ khác trong câu đã dẫn: làng (chỉ khái niệm), vua (chỉ người), thúng, gạo nếp (chỉ sự vật).
4. Danh từ là các từ được sử dụng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
5. Đặt câu với danh từ mới tìm được.
+ Một ông vua hết lòng vì nhân dân.
+ Có 2 ngôi làng ở bên kia sông.
+ 3 cái thúng là mẹ mới mua
+ 3 cân gạo nếp ấy mẹ đưa cho bác.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật1. Danh từ in đâm là thuộc loại danh từ chỉ đơn vị, còn danh từ đứng sau từ in đậm đó là danh từ chỉ sự vật.
2. Nếu thay:
+ con → chú: 3 chú trâu
+ viên → ông: 1 ông quan
+ Thúng → rá/rổ: ba rá/rổ gạo
+ tạ → cân, tấn: 6 cân/tấn thóc.
Kết luận:
+ Chú, ông-> danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ⇒ Đơn vị tính đếm không có sự thay đổi.
+ Thúng, ra, rổ: Danh từ chỉ đơn vị quy ước ⇒ Đơn vị tính đếm đo lường có sự thay đổi.
+ Cân, tạ, tấn: Danh từ chỉ đơn vị chính xác ⇒ Đơn vị tính đếm đo lường có sự thay đổi.
3. Có thể nói 3 thúng gạo rất đầy vì thúng là danh từ chỉ đơn vị có tính quy ươc, phỏng đoán không rõ ràng, chính xác (to, nhỏ, đầy vơi)
- Tạ là danh từ chỉ đơn vị chính xác cụ thể nên không được thêm từ nặng hay nhẹ vì đều không cần thiết.
III. Luyện tậpBài 1 (trang 87 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Một số danh từ mà em đã biết: báo, vở, bút, làng, dép, quần,nhà, cây, sách, xã, giầy, áo.....
- Đặt câu: Áo em mới mua ngày hôm qua.
Bài 2 (trang 87 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Liệt kê các loại từ.
a) Chuyên đứng trước các danh từ chỉ người: anh, ngài, viên, tên, ông, vị, cô, thằng...
b) Chuyên đứng trước các danh từ chỉ vật: que, tờ, quyển, cái, bức, tấm....
Bài 3 (trang 87 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Danh từ chỉ đơn vị.
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác: tấn, tạ yến, mét, lít....
b) Chỉ đơn vị quy ước, ước chừng: đàn, cây, que, nắm, bó...
Bài 4 (trang 87 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Chính tả nghe viết.
Bài 5 (trang 87 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập danh sách các đơn vị chỉ đơn vị và các danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả:
- Danh từ chỉ đơn vị: con, bức, các, em, que, đỉnh,...
- Danh từ chỉ sự vật: củi, đất, cỏ, sông, cha mẹ, bút, núi, hình vẽ, tôm cá,...
Bài trước: Soạn bài: Cây bút thần (SGK Ngữ văn 6 tập 1/85) Bài tiếp: Soạn bài: Ngôi kể trong văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 89)