Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: So sánh (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 24)

Soạn bài: So sánh (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 24)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 24):

Tập hợp từ ngữ chứa hình ảnh so sánh:

a/ Trẻ em như búp trên cành

b/ Rừng đước dựng lên cao ngất như 2 bức trường thành vô tận.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 24):

- Các sự vật được so sánh: trẻ em - búp trên cành; rừng đước - 2 bức trường thành.

- Cơ sở so sánh: Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về tính chất, hình thức, vị trí...

- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự việc, sự vật và gợi cảm giác cụ thể

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 24):

Sự so sánh ở đây không phải là so sánh tu từ mà là sự so sánh thông thường

+ 2 câu trên so sánh để thấy được đặc điểm tương đồng giữa những sự vật.

+ Câu văn của Tạ Duy Anh để phân biệt những đặc điểm khác nhau giữa những sự vật.

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 24):

Vế A sự vật được so sánhPhương diện so sánhTừ so sánhVế B sự vật sử dụng để so sánh
Trẻ emNhưBúp trên cành
Rừng đướcdựng lên cao ngấtNhư2 dãy trường thành vô tận
Con mèo vằn Vào tranh To hơn cả Con hổ

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 25):

- Những từ so sánh: Chẳng bằng, hơn, bằng, tựa như, chưa bằng, y như...

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 25):

a. Dùng dấu hai chấm để thay thế cho từ so sánh

b. Dùng cấu trúc đảo ngữ: Đảo vế B lên trước vế A

III. Luyện tập

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 25):

a. So sánh đồng loại

- So sánh giữa người với người: Thầy thuốc như mẹ hiền.

- So sánh giữa vật với vật: Mặt trời xuống biển giống như hòn lửa

Sông ngòi và kênh rạch bủa giăng chằng chịt như mạng nhện.

b. So sánh khác loại.

- So sánh sự vật với người: Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như đàn người bơi ếch.

- So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể: Công cha như núi Thái Sơn

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 26):

- Khoẻ như voi (trâu, hùm)

- Đen như cột nhà cháy.

- Trắng như tuyết.

- Cao như núi/cây sào

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 26):

*Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”

+ Những ngọn cỏ gẫy rạp giống như có nhát dao vừa cắt lìa qua.

+ 2 cái răng đen nhánh... như 2 lưỡi liềm máy đang làm việc.

+ Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu giống như một gã nghiện thuốc phiện.

+ Chú mày hôi giống như cú mèo

+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

* Văn bản "Sông nước Cà Mau"

+ Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chằng chịt như mạng nhện.

+ Nước đổ ra biển ngày đêm ầm ầm như thác.

+ Cá bơi hàng đàn đen trũi... như những đầu sóng trắng

+ Rừng đước được dựng lên cao ngất giống như 2 dãy trường thành bất tận.

+ Các ngôi nhà bè... như các khu phố nổi.

Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 27):

- Luyện viết chính tả

Bản 2/ Soạn bài: So sánh (siêu ngắn)
I. So sánh là gì?

Câu 1 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tập hợp từ ngữ có chứa hình ảnh so sánh

a. Búp trên cành

b. Rừng đước dựng lên cao ngất giống như 2 dãy trường thành vô tận

Câu 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– trẻ em được so sánh với búp trên cành

- rừng đước so sánh với 2 dãy trường thành vô tận

→ Sở dĩ có thể so sánh các hình ảnh như vậy vì những sự vật đó có sự tương đồng, so sánh có mục đích làm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt

Câu 3 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Sự so sánh trong câu này là khác những câu trên ở chỗ đây là so sánh lí luận nghiêng về chức năng và nhận thức hơn là biểu cảm

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 (trang 24,25 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Điền vào bảng

Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh)
a Trẻ em (tươi non) như búp măng non
b Rừng đước dựng lên cao ngất như 2 bức trường thành vô tận
c Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại rất dễ mến

Câu 2 (trang 25 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Nêu thêm một vài từ so sánh

- Từ hô ứng: bao nhiêu.... bấy nhiêu

- Từ: là, hơn, kém, tựa thế, bằng, ngang,...

3. Cấu tạo của phép so sánh ở ví dụ có các điểm đặc biệt:

a. Sử dụng dấu hai chấm thay thế cho từ so sánh

b. Đảo vị trí của 2 vế so sánh

Luyện tập

Câu 1 (trang 25,26 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. So sánh đồng loại

- So sánh giữa người với người: Thầy thuốc như mẹ hiền

- So sánh giữa vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Cảnh khuya- Hồ Chí Minh)

b. So sánh khác loại

- So sánh giữa vật với người:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

(Mẹ - Trần Quốc Minh)

- So sánh cái trìu tượng và cái cụ thể

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(ca dao)

Câu 2 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Khỏe như voi

- Đen như thui

- Trắng như trứng gà bóc

- Cao như núi