Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116)

Soạn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116)

Bố cục chia thành 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu..... kéo nhau về: Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định sẽ không làm việc, chung sống với lão Miệng.

+ Phần 2: tiếp theo..... họp nhau lại để bàn: Hậu quả của quyết định sai lầm của Chân, Tay, Tai, Mắt.

+ Phần 3: còn lại: Cách sửa sai.

Giá trị nội dung

Truyện kể về sự bât hòa giữa các nhân vật: Chân, mắt, miệng, tay, tai, từ đó muốn gửi gắm thông điệp: Trong cùng một tập thể, mỗi thành viên cần phải có ý thức gắn bó, nương tựa vào nhau để tất cả cùng tồn tại, do đó cần phải biết hợp tác và tôn trọng công sức, đóng góp của nhau

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116):

- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai tị nạnh công việc, so bì với lão Miệng vì họ cho rằng mình quanh năm phải làm việc mệt nhọc còn lão Miệng thì không làm gì cả, chỉ ăn không ngồi rồi.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116):

Từ mối quan hệ này, truyện đưa ra bài học khuyên nhủ, răn dạy chúng ta:

+ Mỗi thành viên sống trong một tập thể không thể sống đơn độc, tách biệt riêng mà cần phải đoàn kết, nương tựa và gắn bó vào nhau để cùng nhau tồn tại và cùng nhau phát triển

+ Không nên đánh gia sự vật hay hiện tượng ở vẻ bề ngoài

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116)

Truyện ngụ ngôn:

+ Là loại truyện dân gian được kể bằng văn vần hoặc văn xuôi.

+ Nhân vật: Mượn chuyện về con vật, loài vật, bộ bận của cơ thể con người, hay chính con người để nói kín đáo chuyện con người.

+ Ý nghĩa: Nhằm răn dạy, khuyên nhủ con người ta bài học quý giá nào đó trong cuộc sống.

- Các truyện ngụ ngôn đã học:Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Bản 2/ Soạn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu → kéo nhau về: Chân, tay, tai, mắt, so bì với lão miệng.

- Phần 2: Tiếp theo→ để bàn: hậu quả của việc so bì, tị nạnh

- Phần 3: Còn lại: cách sửa chữa sai lầm.

Tóm tắt

Cô mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai bàn nhau và quyết định sẽ không làm việc để lão Miệng ăn nữa vì cho rằng xưa nay lão không làm gì cả. Vài ngày sau, tất cả họ đều cảm thấy mệt mỏi uể oải và cuối cùng họ đã nhận sai lầm của mình và sửa chữa sai lầm đó.

Soạn bài

Câu 1 (trang 116 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân và bác Tai so bì, tị nạnh với lão Miệng vì cho rằng:

+ Họ quanh năm làm việc vất vả

+ Lão miệng chẳng làm gì mà chỉ ăn.

⇒ Suy nghĩ sai lầm, vội vàng phán xét: lập luận từ các biểu hiện bên ngoài.

Câu 2 (trang 116 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng muốn khuyên nhủ mọi người:

+ Mỗi thành viên trong một tậđoàn kết với nhau.

+ Sống trong một cộng đồng cần phải biết gắn bó, đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau

+ Không nên tị nạnh, phán xét vôi vàng, sống ích kỷ.

Luyện tập

- Định nghĩa truyện ngụ ngôn:

+ Là loại chuyện kể về văn vần hoặc văn xuôi.

+ Mượn chuyện đồ vật, loài vật để nói kin đáo, nói bóng gió về chuyện con người.

- Một số truyện ngụ ngôn đã được học:

+ Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo, chân, tay tai mắt miệng.