Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Treo biển (SGK Ngữ văn 6 tập 1/125)

Soạn bài: Treo biển (SGK Ngữ văn 6 tập 1/125)

Bố cục chia thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu... trên ông Đồ: Làng Chuột họp bàn tìm kế chống lại Mèo

- Đoạn 2: tiếp theo... nói lôi thôi gì nữa: Diễn biến của cuộc họp.

- Đoạn 3 còn lại)=: Sự thất bại của làng chuột việc đeo nhạc cho Mèo

Giá trị nội dung

Truyện kể về một nhà hàng bán cá đặt tấm biển quảng cáo, vì nghe những lời đóng góp ý của người qua đường mà sửa dần biển đến mức không còn gì, qua đó nhằm răn dạy con người một bài học quý giá về tiếp thu chọn lọc ý kiến của người khác.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/125):

- Nội dung tấm biển gồm có bốn yếu tố

+ Ở đây: địa điểm của cửa hàng.

+ có bán: hoạt động chính của cửa hàng

+ cá: loại hàng hóa.

+ tươi: chất lượng

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/125):

- Có bốn người góp ý về tấm biển quảng cáo để ở của hàng bán cá: bỏ chữ “tươi”, bỏ chữ “ở đây”, bỏ chữ “có bán”, bỏ chữ “cá”.

- Nhận xét: Thoạt nghe, ý kiến của mỗi người đều rất có lí, tuy nhiên họ lại chỉ quan tâm đến yếu tố mà họ cho là thừa ở trên tấm biển mà không quan tâm tới chức năng và liên quan của nó với các yếu tố khác => ý kiến chỉ mang tính chủ quan, bắt bẻ

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/125):

- Các chi tiết gây cười: Sau mỗi lần người đi đường góp ý, nhà hàng lần lượt bỏ đi từng yếu tố trên tấm biển quảng cáo, mà còn là “bỏ ngay” chứ không cần suy xét cân nhắc tới tình hợp lí của lời góp ý

- Cái cười được thể hiện rõ nhất khi “nhà hàng cất luôn cái biển”. Vì:

+ Nhà hàng không hiểu được ý nghĩa của việc treo tấm biển, không có chính kiến khi tiếp thu ý kiến của người khác, không ý thức được việc làm của mình cũng như việc sửa chữa biển.

+ Cất biển đi đồng nghĩa với việc khỏi bán hàng. Kết thúc truyện mâu thuẫn với tên truyện.

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/125):

- Ý nghĩa: Truyện tạo ra tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa chê bai và phê phán nhẹ nhàng những người không có lập trường, thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ lưỡng khi tiếp thu những ý kiến khác.

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/125)

- Nên lắng nghe ý kiến của người khác nhưng cần phải suy xét tới mối quan hệ giữa các yếu tố và chức năng của việc đặt tấm biển quảng cáo

- Bài học trong cách sử dụng từ:

+ Sử dụng từ đúng mục đích

+ Cần dùng từ đúng, tránh sử dụng thiếu hoặc thừa

Bản 2/ Soạn bài: Treo biển (siêu ngắn)
Tìm hiểu chung về chuyện cười

- Là loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống với mục đích mua vui hoặc phê phán.

- Truyện cười mua vui → truyện hài hước

- Truyện cười phê phán → truyện cười châm biếm.

Tóm tắt

Có một cửa hàng treo tấm biển bán cá. Mỗi người đi qua nhìn vào tấm biển đều bàn tán và đưa ra ý kiến của bản thân. Sau mỗi lời bàn tán của người qua đường chủ cửa hàng lại bớt đi một chữ ở trong tấm biển. Dần dần trên biển chỉ còn một chữ là "cá". Cuối cùng chủ cửa hàng đã cất luôn cả tấm biển.

Soạn bài

Câu 1 (trang 125 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Nội dung của tấm biển treo ở cửa hàng có bốn yếu tố:

+ Ở đây → vị trí

+ Có bán → hoạt động của cửa hàng

+ Cá → loại hàng hóa

+ Tươi → tính chất, trạng thái.

Câu 2 (trang 125 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Có 4 người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng.

+ Người 1 “tươi” → bình luận nhằm vào chất lượng.

+ Người 2 “Ở đây” → bình luận nhằm vào vị trí

+ Người 3 “Có bán” → bình luận nhằm vào hoạt động

+ Người 4 “cá” → bình luận nhằm vào mặt hàng.

⇒ Ý kiến của bốn người chỉ là ý kiến chủ quan, theo cách nhìn nhận của riêng mỗi người chứ không có tính khách quan. Ý kiến của người thứ hai là hợp lý hơn cả, còn ý kiến của những người khác không hợp lý. Vì Biển hiệu có mục đích thông báo thông tin rõ ràng về loại hàng hóa và chất lượng.

Câu 3 (trang 125 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Chi tiết đáng cười:

+ Mỗi người đóng góp 1 ý ông chủ lại bớt đi 1 chữ

- Buồn cười nhất là ông chủ cửa hàng đã cất luôn cả tấm biển. Chi tiết này đã cho thấy ông chủ cửa hàng là người không có chút lập trường nào cả, cũng không biết cách chọn lọc ý kiến khi tiếp thu.

Câu 4 (trang 125 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa của truyện.

+ Truyện ra tạo tiếng cười vui vẻ

+ Phê phán nhẹ nhàng những người không vững lập trường, thiếu chủ kiến, không suy xét kỹ lưỡng khi nghe ý kiến của người khác.

Luyện tập

- Nên tiếp thu ý kiến của người thứ 2. Và bỏ 2 từ”ở đây” trên tấm biển đi vì có 2 chữ này sẽ thừa thông tin. Còn ý kiến của ba người còn lại đều không thỏa đáng nên không cần tiếp thu. Vì các chữ còn lại mới cung cấp đầy thông tin về mặt hàng, hoạt động của cửa hàng và chất lượng sản phẩm.

- Bài học rút ra về cách sử dụng từ: dùng đúng, đủ và chính xác.