Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (trang 17 Ngữ Văn 6 Tập 1)
1. Văn bản và phương thức giao tiếp.
a. Muốn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm cho người khác biết chúng ta cần phải nói (giao tiếp) hoặc viết (văn bản).
b. Muốn bày tỏ tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ ta cần:
+ Nói; rõ ràng, mạch lạc, có trước sau, đầu cuối.
+ Viết: Đầy đủ, ngắn gọn, đi vào trọng tâm, viết thành bài.
⇒ Xác định mục đích giao tiếp.
c. Câu ca dao được sáng tác để khuyên nhủ mọi người phải biết giữ vững lập trường, quan điểm, kiên định với mục tiêu, tư tưởng của chính mình và không dao động trước lời nói của người khác.
- Hai câu thơ liên kết với nhau bằng cách bắt vần và liên kết ý theo thể thơ lục bát.
- Câu ca dao đã biểu đạt được một ý trọn vẹn → câu ca dao được coi là một văn bản.
d. Lời phát biểu của thầy cô trong lễ khai giảng đó là một văn bản. Vì:
+ Có chủ đề, tư tưởng
+ Có phương thức biểu đạt, có bố cục, có liên kết.
+ Có mục đích giao tiếp.
→ Văn bản nói.
đ. Bức thư viết cho bạn bè đó cũng là chính một dạng văn bản vì nó có chủ đề, có nội dung, có mục đích và có phương thức biểu đạt hoàn chỉnh → văn bản viết.
e. Tất cả đều là văn bản bởi nó có chủ đề, có phương thức biểu đạt, liên kết mạch lạc để thực hiện mục đích giao tiếp.
Một số văn bản có thể kể liệt kê như: Nghị định, các đơn kiến nghị, nghị quyết, đề nghị, …
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
STT | Kiểu văn bản phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp Ví dụ | |
1 | Tự sự | Trình bày diễn biến của sự việc | Truyền thuyết, sự tích, các bài văn kể chuyện. |
2 | Miêu tả | Tái hiện trạng thái con người, sự vật | Tả người, tả vật, tả cảnh. |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ, tình cảm, cảm xúc | Thơ trữ tình, ca dao trữ tình. |
4 | Nghị luận | Nêu ý kiến đánh giá bàn luận | Tục ngữ, tuyên ngôn, văn chính luận,.. |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu tính chất, đặc điểm, phương pháp. | Thuyết mình về đồ vật, món ăn, con vật, đặc sản,.. |
6 | Hành chính công vụ. | Trình bày ý muốn, quyết định nào đó. Thể hiện trách nhiệm và quyền hạn giữa con người với con người. | Đơn, công văn, nghị quyết,.. |
Bài tập.
Nội dung | Phương thức | Kiểu văn bản |
Hai đội bóng muốn xin phép sử dụng sân vận động thành phố. | -Viết đơn xin phép sử dụng | -Hành chính- công vụ |
Tường thuật lại diễn biến của trận đá bóng | Kể | Tự sự |
Tả lại các pha bóng đẹp trong trận bóng đá | Tả | Miêu tả |
Giới thiệu về quá trình thành lập và thành tích thi đấu của cả 2 đội | Thuyết minh | Thuyết minh |
Thể hiện lòng yêu mến bóng đá | Biểu cảm | Biểu cảm |
Bác bỏ cho rằng bóng đá là một môn thể thao tốn kém tiền của, làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và công tác của nhiều người. | Nghị luận | Nghị luận |
Câu 1 (trang 17 Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Có nhân vật, có sự kiện và có diễn biến → tự sự
b. Tái hiện lại cảnh đêm trăng → Miêu tả
c. Bàn luận, đưa ra quan điểm → Nghị luận.
d. Bộc lộ, bày tỏ cảm xúc và niềm tự hào của cô gái → biểu cảm
đ. Giới thiệu về hướng quay của quả địa cầu → Thuyết minh
Câu 2 (trang 17 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc loại văn bản tự sự vì nó thuật lại các sự việc, gồm có nhân vật, sự kiện, cốt truyện, diễn biến.
Bài trước: Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13) Bài tiếp: Soạn bài: Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 22)