Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67)

Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67)

Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: 9 khổ đầu: tâm trạng của anh đội viên trong lần thức dậy đầu tiên

- Phần 2: 6 khổ sau: tâm trạng anh đội viên trong lần tỉnh giấc thứ 3

- Phần 3: còn lại: hình tượng Bác Hồ

Nội dung bài

Bài thơ kể về một đêm không ngủ trên đường hành quân chiến dịch của Bác, thể hiện tình yêu thương sâu sắc, bao la, rộng lớn của Bác đối với nhân dân và bộ đội, tình cảm kính yêu, cảm phục của người đội viên đối với lãnh tụ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):

- Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch.

Tóm tắt: Trong một đêm khuya trước ngày ra trận, Bác Hồ đã ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa hồng, Bác đã không ngủ mà ân cần chăm sóc cho giấc ngủ của từng chiến sĩ. Bác còn lo lắng cho đoàn dân công phải ngủ ngoài trời mưa rét mướt.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):

- Hình tượng Bác Hồ đã được miêu tả qua sự quan sát và cảm nghĩ của anh đội viên.

- Cách miêu tả này có tác dụng là:

+ Đối với việc làm nổi bật tâm hồn cao đẹp của Bác: tạo lời kể có tính khách quan, chân thực, có sức thuyết phục cao.

+ Đối với việc bày tỏ tấm lòng của anh đội viên đối với lãnh tụ: Giúp nhân vật có thể trực tiếp thể hiện tình cảm, tấm lòng, cảm nghĩ của bản thân với Bác.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):

- Lần thức dậy thứ nhất: Ngạc nhiên, băn khoăn, trào dâng tình yêu thương, cảm động

- Lần thức dậy thứ ba: Hốt hoảng, giật mình và cảm nhận được sự lo lắng và tình yêu thương vô hạn của bác đối với đoàn dân công và bộ đội.

- Bài thơ không nhắc đến lần thứ 2 anh đội viên thức dậy vì từ lần 1 đến lần 3, tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên mới có sự biến đổi rõ rệt

- Hình ảnh Bác thân thương, gần gũi mà vĩ đại

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):

Trong đoạn kết nhà thơ đã viết như vậy là vì muốn cho người đọc hiểu rằng: Việc Bác không ngủ đó là lẽ thường tình, đây chỉ là 1 đêm trong số nhiều đêm không ngủ của Bác bởi vì Bác là một vĩ lãnh tụ vĩ đại cả một đời hi sinh cho nước cho dân.

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):

Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, một khổ có 5 dòng, 1 dòng có 5 chữ, gieo vần chân, rất phù hợp với cách kể chuyện của bài

Câu 6 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):

- Các từ láy: lồng lộng, mơ màng, thổn thức, trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, thầm thì, bồn chồn, giật mình, hốt hoảng, nằng nặc…

- Giá trị biểu cảm của một vài từ láy:

+ Phăng phắc: diễn tả trạng thái tập trung cao độ, bất động của Bác về điều lo lắng, suy nghĩ ở trong lòng.

+ Lồng lộng: gợi hình ảnh về con người to lớn về nhân cách, tầm vóc, tấm lòng cao cả.

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2/68)

Bài 1: Học sinh thực hành đọc diễn cảm

Bài 2:

Mở bài: Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện: Một đêm trong chiến dịch biên giới, Bác đã đến thăm 1 đơn vị bộ đội và nghỉ lại. Suốt đêm Bác đã không ngủ

Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện

+ Lần thứ nhất thức dậy: Bác chưa ngủ, thấy Bác nhẹ nhàng đi dém chăn, anh đội viên trào dâng niềm yêu thương.

+ Lần thứ ba thức dậy: Bác vẫn ngồi đó, anh đội viên lo lắng, hốt hoảng mời Bác ngủ

+ Biết được nguyên nhân vì sao Bác thức, anh vui vẻ thức luôn cùng Bác

Kết bài: Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác

Bản 2/ Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: 9 khổ đầu: tâm trạng trong lần thức dậy đầu tiên của anh đội viên

- Phần 2: 6 khổ tiếp: tâm trạng của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba

- Phần 3: còn lại: hình tượng Bác Hồ

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tóm tắt:

Trong đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai Bác Hồ đã ở lại lán cùng với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa hồng, Bác đã không ngủ vì lo cho đoàn dân phải chịu rét mướt trong rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác Hồ không ngủ nên đã săn sóc giấc ngủ cho người người chiến sĩ để sáng hôm sau lên đường hành quân đánh trận. Anh đội viên trong 3 lần thức giấc đã chứng kiến được cảnh bác chăm sóc cho các chiến sĩ nên đã thức cùng Bác.

Câu 2 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ đã được miêu tả thông qua con mắt và tình cảm của anh đội viên

- Cách miêu tả đó có tác dụng thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó và tình yêu thương của Bác Hồ như của người cha và người con, nó đã diễn đạt được tấm lòng của anh bộ đội đối với Bác và thể hiện tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho con cháu mình trong kháng chiến.

Câu 3 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ

+ lần đầu tiên thức dậy:

● Ngạc nhiên vì đã khuya lắm tồi mà Bác vẫn còn chưa ngủ

● Xúc động khi biết rằng Bác ngồi đốt lửa để sưởi ấm cho các chiến sĩ

● Niềm xúc động càng lớn hơn khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho từng người

● Trong niềm xúc động cao độ anh đội viên thấy thổn thức cả nỗi lòng và thốt lên những câu hỏi thể hiện sự lo lắng và yêu thương đối với Bác: Bác có lạnh lắm không?

+ lần thứ ba thức dậy

● Trời sắp sáng mà anh đội viên thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, sự lo lắng của anh đã trở thành sự hoảng hốt thực sự

● Nếu lần thứ nhất anh chỉ dám thì thầm hỏi Bác thì lần này anh đã hết sức năn nỉ vội vàng, nằng nặc mời Bác mau đi ngủ

● Câu trả lời của Bác khiến anh đội viên có được niềm hạnh phúc lớn lao

- Tác giả đã không kể về lần thứ hai anh đôi viên thức giấc vì phải sang đến lần thứ ba thì tâm trạng và cảm xúc của anh đội viên mới có sự thay đổi một cách rõ rệt

- Hình ảnh Bác Hồ và lòng yêu nước thương nhân dân, thương chiến sĩ, thương người lao động đã được khắc họa thật sâu đậm

Câu 4 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Sở dĩ trong đoạn cuối tác giả viết như vậy là vì muốn tạo ra 1 đáp số, 1 phát hiện: Tình thương của Bác Hồ không phải là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó thực sự là những thứ trong nhân cách trong con người Bác

Câu 5 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Bài thơ được sáng tác theo thể ngũ ngôn, mỗi dòng có 5 tiếng thường gieo vần ở tiếng cuối của mỗi dòng thơ

- Lối thơ này là lối thơ của vè hát dặm nên rất phù hợp với kể chuyện

Câu 6 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Một vài từ láy: lồng lộng, bồn chồn, phăng phắc, trầm ngâm, nhẹ nhàng, nằng nặc

- Giá trị biểu cảm của từ lồng lộng: gợi hình ảnh cao đẹp, vĩ đại trong nhân cách Hồ Chí Minh

Luyện tập

Bài văn tham khảo

Chiến dịch Biên giới Thu –Đông năm 1950 đã được Đảng ta chủ động phát động. Trước khi bắt đầu chiến dịch, Bác Hồ đã tới thăm các đơn vị bộ đội của chúng tôi và nghỉ lại một đêm cùng các chiến sĩ.

Đêm nay, chúng tôi nghỉ dưới một túp lều được dựng sơ sài ở giữa rừng. Sau một ngày hành quân vất vả, ai nấy đều thấm mệt nên đều mau chóng chìm vào giấc ngủ say. Sau một giấc ngủ dài tôi bỗng nhiên tỉnh giấc, thấy Bác Hồ đang ngồi đó với vẻ trầm ngâm bên bếp lửa. Rồi Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho các chiến sĩ. Lo lắng cho Bác nên tôi khẽ cất tiếng hỏi: Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không? Bác quay sang nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến và nhẹ nhàng đáp: Chú cứ việc ngủ ngon ngày mai còn lấy sức đi đánh giặc. Vâng lời Bác tôi nhắm mắt lại ngủ tiếp nhưng trong bụng vẫn bồn chồn. chiến dịch vẫn còn dài nơi rừng thiêng nước độc đêm nay Bác không ngủ liệu ngày mai có sức ra trận được không? Lần thứ ba thức giấc tôi thấy Bác vẫn chư ngủ khiến tôi hoảng hốt thực sự. Tôi nằng nặc mời Bác đi ngủ nhưng Bác bảo Bác ngủ vì không an lòng. Bác lo cho đoàn dân công đêm nay phải ngủ dưới trời mưa rả rích, phải chịu lạnh, chịu ướt. Nghe Bác nói vậy tôi đã hiểu được tình thương của người dành cho nhân dân, cho bộ đội và lao công thật sâu nặng biết bao nhiêu. Tình thương đó đã bao trùm lên cả đất nước và dân tộc.

Thật sung sướng và tự hào khi được ở cạnh bác, được chiến đấu dưới ngọn cờ của Tổ quốc. Không đành ngủ yên nên tôi đã thức luôn cùng Bác.