Soạn bài: Phương pháp tả cảnh (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 45)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 45):
- Đọc kĩ các đoạn văn
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 46):
a. Có thể hình dung được phần nào cảnh sắc thiên nhiên ở khúc sông có nhiều thác dữ vì người vượt thác đã phải dồn hết tinh thần, hết gân sức để chiến đấu cùng thác dữ
b. Miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ. Theo trật tự từ gần đến xa.
c. - Mở bài: Từ đầu... “Màu của lũy”: Giới thiệu bao quát 3 vòng lũy tre.
- Thân bài: Tiếp theo... “Lũy ngoài cùng”: Miêu tả chi tiết từng lũy
- Kết bài: Còn lại: Tả măng tre dưới gốc và nêu cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử.
=> Từ khái quát tới cụ thể, từ ngoài vào trong (trật tự không gian).
II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh.Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 47):
a. Các hình ảnh cụ thể nổi bật: Cảnh Học sinh nhận đề, học sinh chăm chú làm bài, giáo viên quan sát học viên làm bài, bên ngoài lớp học…
b. Theo trình tự: Từ lúc tiếng trống vào lớp tới khi hết giờ (trình tự thời gian).
c.
- Mở bài: Tiết 2 của buổi học sáng thứ 6 tuần qua, cô giáo cho lớp em làm bài kiểm tra tập làm văn giữa học kì lI. Bởi cô đã thông báo từ trước nên chúng em đã chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ tự tin, bình tĩnh trước giờ làm bài.
- Kết bài: Tiết kiểm tra diễn ra thật nghiêm túc và bạn nào cũng say sưa làm bài. Em cảm thấy chưa ưng ý về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn luôn hi vọng mình sẽ đạt được điểm tốt và tự nhủ rằng cần cố gắng hơn trong các bài viết tiếp theo. Em rất yêu môn văn và giờ kiểm tra tập làm văn.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 47):
- Viết theo trật tự thời gian: Từ trước, trong và sau giờ giải lao.
- Lựa chọn cảnh sân trường khi giờ ra chơi mới bắt đầu
Tùng, tùng, tùng... , một hồi trống ngắn báo hiệu giờ ra chơi vang lên. Từ các cửa lớp học, học sinh chạy ùa ra, sân trường đang lặng lẽ, vắng vẻ bỗng nhiên rộn rã tiếng nói tiếng cười của hàng trăm học sinh đang vui chơi và chạy nhảy. Các nhóm học sinh không ai bảo ai mà tự đứng thành đội hình lớp để tập thể dục theo tiếng đài phát của trường. Sau đó, học sinh từ các lớp như một đàn ong vỡ tổ, bọn em chạy ra khắp sân trường và bọn em bắt đầu chơi các trò mà các bạn yêu thích. Sân trường rộn rã tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 47):
- Mở bài: Giới thiệu về cảnh biển buổi sớm mai
- Thân bài: Miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của biển cả trong các thời điểm khác nhau:
+ Buổi sớm nắng vàng
+ Ngày mưa rào
+ Buổi sớm nắng mờ
+ Buổi chiều lạnh.
+ Sự thay đổi màu sắc là tùy thuộc vào màu sắc của mây trời…
Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
Bản 2/ Soạn bài: Phương pháp tả cảnh (siêu ngắn)I. Phương pháp viết văn tả cảnh
Câu 1 (trang 45,46 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc các văn bản
Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trả lời câu hỏi
a. Vì ở đây tác giả đã miêu tả dượng Hương Thư gắn liền với hành trình một cuộc vượt thác dữ
b. Văn bản thứ 2 tả quang cảnh dòng sông Năm Căn trù phú
- Theo trình tự thoát khỏi kênh rồi đổ ra sông sau đó xuôi theo hướng về dòng sông Năm Căn tiếp theo là quan sát ở 2 bên bờ
c. Tóm tắt các ý của từng phần
A. Mở bài (từ đầu... màu của lũy): giới thiệu một cách tổng quát, nhấn mạnh 3 vòng lũy
B. Thân bài (tiếp theo... không rõ):
+ miêu tả một cách cụ thể, chi tiết từng lũy tre
+ phân biệt những đặc sắc khu biệt của mỗi lũy tre
C. Kết bài (còn lại): nói về măng gợi lên mối quan hệ mẫu tử trong cuộc sống
- Trình tự miêu tả của tác giả trong đọan văn đó là từ khái quát đến cụ thể
II. Luyện tập phương pháp viết văn miêu tả cảnh và bố cục bài tả cảnhCâu 1 (trang 47 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Các hình ảnh tiêu biểu
- Hoạt động của cô: phát giấy thi, ghi bảng, nhìn đồng hồ, nhắc nhở học sinh, đi lại, ngồi, vừa nghiêm khắc vừa gần gũi.
- Hoạt động của trò: chăm chú làm bài kiểm tra, giở giấy loạt soạt, tiếng ngòi bút, gương mặt căng thẳng của các bạn,...
b. Theo trình tự thời gian
- Bắt đầu phát đề thi
- Làm bài
- Chuông báo hết giờ
c. Viết đoạn
- Mở bài:
Ai ai cũng có một tuổi học trò trong sáng, hồn nhiên, vô tư để rồi khi lớn lên ai cũng thầm ao ước một lần được trở về những năm tháng học trò. Và tôi cũng vậy, mỗi khi nhớ về quãng thời gian học trò tươi đẹp ấy tôi lại không thể quên được quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra tập làm văn.
- Kết bài
Chẳng hiểu vì sao mỗi lần nhớ về quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra tập làm văn, tôi lại cảm thấy như nó vừa mới xảy ra. Đó là các mảnh kí ức thật đẹp trong cuộc đời học trò của tôi.
Câu 2 (trang 47 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Theo trật tự thời gian
+ bắt đầu có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi
+ trong giờ ra chơi
+ kết thúc giờ ra chơi
- Đoạn văn tham khảo
Tùng.... tùng... tùng tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã vang lên rộn ràng khắp cả sân trường. Từ các lớp học các bạn học sinh ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Tiếng cười nói ồn ào cùng không khí náo nhiệt đã xua tan đi cái không khí yên lặng, tịch mịch của sân trường trước đó. Các trò chơi của các bạn cũng bắt đầu mở màn. Chỗ này thì có nhóm chơi đá cầu, chỗ kia thì chơi nhảy dây,... một nhóm bạn đang chơi đuổi bắt cứ chạy xung quanh sân trường. Trông mặt bạn nào, bạn nấy đều đỏ hây hây, thở hổn hển giống như vận động viên vừa tham gia cuộc thi chạy điền kinh nào đó. Tùng... tùng... tùng 3 tiếng trống lại vang lên 1 lần để nữa báo hiệu kết thúc giờ ra chơi. Những trò chơi mau chóng được kết thúc, các bạn vào lớp học để tiếp tục các tiết học, trả lại sự yên lặng cho sân trường.
Câu 3 (trang 47,48 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Buổi nắng sáng
- Buổi chiều gió mùa Đông Bắc
- Ngày mưa rào
- Buổi nắng mờ
- Chiều lạnh
- Chiều nắng tàn
- Mặt trơi xế trưa
- Biển đổi sắc theo mây trời
- Nguyên nhân biển đẹp
Bài trước: Soạn bài: So sánh tiếp theo (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 41) Bài tiếp: Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Văn tả cảnh (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 47)