Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian (SGK Ngữ văn 6 T1/134)

Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian (SGK Ngữ văn 6 T1/134)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1/134):

T/ loạiNội dungNghệ thuậtMục đích sáng tác.
Truyền thuyết- Kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử thời quá khứ, dựa vào cốt lõi của sự thật lịch sử.- Có sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo - Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Truyện cổ tích.

- Kể về cuộc đời và số phận của một vài kiểu nhân vật quen thuộc

- Truyện do nhân dân tưởng tượng...

- Có nhiều dùng các yếu tố tưởng tượng kì ảo đan xen với các chi tiết đời thường..- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của công lý xã hội và cái thiện.
Truyện ngụ ngôn- Mượn chuyện về đồ vật, loài vật hoặc chính con người để nói kín đáo, bóng gió chuyện con người.
- Có ý nghĩa ngụ ý, ẩn dụ.
- Đưa ra bài học khuyên nhủ và răn dạy người ta trong cuộc sống.
Truyện cười- Kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống- Những yếu tố gây cười- Nhằm mua vui, gây cười, phê phán các thói hư tật xấu

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1/135):

Học sinh đọc lại các truyện dân gian trong SGK

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1/135):

* Truyền thuyết

- Bánh chưng, bánh giầy.

- Thánh Gióng.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sự tích Hồ Gươm

* Truyện ngụ ngôn

- Ếch ngồi đáy giếng.

- Thầy bói xem voi.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

*Truyện cổ tích

- Thạch Sanh.

- Em bé thông minh

* Truyện cười

- Treo biển.

- Lợn cưới, áo mới

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 T1/135):

Đặc điểm truyền thuyết trong truyện "Bánh chưng bánh giầy"

- Kể về sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ: công cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của giặc Ân

- Dựa trên cốt lõi là sự thật lịch sử: + Dưới thời đại Hùng Vương, diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc Việt với giặc ngoại xâm

+ Những địa danh lịch sử: chân núi Trâu, Núi Sóc, làng Cháy,...

- Có sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+ Sự ra đời kì lạ

+ Lên 3 mà vẫn chưa biết nói cười

+ Nghe sứ giả rao tìm người tài giỏi giúp nước => biết nói

+ Ăn khỏe và lớn nhanh như thổi

+ Vươn vai biến thành tráng sĩ

+ Gióng bay về trời

- Bày tỏ cách đánh giá của nhân dân: Bày tỏ niềm tự hào về sức trẻ của dân tộc, niềm mơ ước của nhân dân về người anh hùng dân tộc.

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 T1/135):

Giống nhau:

- Đều là loại truyện dân gian.

- Đều có dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Có dùng nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời có yếu tố kì lạ, thần kì, nhân vật chính có các tài năng phi thường

Khác nhau:

Truyền thuyếtTruyện cổ tích

- Kể về những nhân vật, sự kiện lịch sử và bày tỏ cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật được kể.

- Người đọc tin rằng truyền thuyết là có thật

- Kể về cuộc đời của những loại nhân vật nhất định và bày tỏ quan niệm ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng giữa cái thiện và cái ác

- Không được tin là các câu chuyện có thật

*So sánh giữa truyện cười và truyện ngụ ngôn:

Giống nhau:

- Đều là loại truyện dân gian.

- Đều phê phán, chế giễu các hành động, cách ứng xử và trái với lẽ thường. Vì thế các truyện ngụ ngôn giống như truyện cười thường gây cười.

Khác nhau:

Truyện ngụ ngônTruyện cười
- Mục đích: Khuyện nhủ và răn dạy con người ta 1 bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.- Mục đích: Gây cười để phê phán, châm biếm và mua vui những sự việc hiện tượng, tính cách đáng gây cười trong cuộc sống.
Bản 2/ Soạn bài Ôn tập truyện dân gian (siêu ngắn)
1. Các định nghĩa:

Câu 1 (trang 135 Ngữ Văn 6 Tập 1):

*Truyền thuyết:

- Là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và sự vật có liên quan tói lịch sử thường có dùng các yếu tố kỳ ảo. Truyền thuyết là thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với những sự kiện và nhân vật.

- Truyền thuyết Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với thần thoại. Đặc biệt là những truyền thuyết về thời Vua Hùng Vương là những truyền thuyết đã được thần thoại hóa.

* Truyện cổ tích

- Là một loại truyện dân gian, thường sử dụng yếu tố hoang đường

- Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác.

- Nhân vật truyện cổ tích thường là các nhân vật có cuộc đời bất hạnh (Mồ côi, hình dạng xấu xí, đi ở.... ); nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật dũng sĩ.

* Truyện ngụ ngôn.

- Là loại chuyện kể về văn vần hoặc văn xuôi.

- Mượn chuyện đồ vật, loài vật, để nói bóng gió, nói kín đáo về chuyện của con người.

* Truyện cười

- Là loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống có mục đích phê phán hoặc mua vui.

Câu 3-4 (trang 135 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Thể loạiĐặc điểmTruyện
Truyền thuyết

Có sử dụng đến yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

- Thể hiện cái nhìn của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử

- Kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử.

Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Bánh Chưng Bánh Giầy, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

Truyện cổ tích

- Có dùng yếu tố hoang đường

- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác

- Kể về cuộc đời và số phận của các nhân vật

Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thông minh, ông lão đánh cá và con cá vàng, Cây bút thần.

Truyện ngụ ngôn - Mượn chuyện con vật hoặc loài vật để nói về chuyện con ngườiẾch ngồi đáy giếng, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, Thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo.
Truyện cười- Kể về hiện tượng đáng cười với mục đích phê phán hoặc mua vuiTreo biển, Lợn cưới áo mới.

Câu 5 (trang 135 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện cổ tích và truyền thuyết

Truyền thuyếtCổ tích
Giống nhau- Đều là truyện dân gian

- Có dùng các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

- Kể về cuộc đời và những tài năng lạ của các nhân vật

Khác nhau

- Kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử

- Kể về cuộc đời và số phận của các nhân vật

- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về sự công bằng xã hội, về cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

- Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện cười và truyện ngụ ngôn.

Ngụ ngônTruyện cười
Sự giống nhau

- Đều là loại truyện dân gian

- Có dùng yếu tố gây cười

Sự khác nhau

- Mượn truyện con vật, đồ vật để nói chuyện con người

- Bài học khuyên nhủ, răn dạy mọi người.

- Nhằm phê phán hoặc mua vui những thói hư tật xấu của con người.

- Tạo tiếng cười phê phán và châm biếm