Soạn bài: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 tập 1/66)
Chia bố cục thành 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu... mọi phép thần thông: lai lịch và sự lớn lên của Thạch Sanh.
+ Phần 2: Tiếp theo... kéo nhau về nước: những thử thách và những chiến công của Thạch Sanh.
+ Phần 3: Câu cuối cùng: Thạch Sanh lên làm vua.
Giá trị nội dung- Truyện kể và ngợi ca người dũng sĩ tiêu diệt Chằn tinh và đại bàng giải cứu người bị hại, vạch mặt kẻ tham lam, vong ân bội nghĩa (Lí Thông) và dẹp sự nổi loạn của các nước chư hầu.
- Qua đó, nhân dân ta đã thể hiện:
+ ước mơ, niềm tin về đạo đức cao thượng, công lí và công bằng xã hội,
+ lí tưởng nhân đạo và ưa chuộng hòa bình
Trả lời câu hỏiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/66):
- Sự khác thường:
+ Thạch Sanh ra đời là do ý chỉ của Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm người.
+ Mẹ Thạch Sanh mang thai mấy năm mới sinh ra chàng.
+ Được thần dạy cho những môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.
- Thạch Sanh có lai lịch và lớn lên kì lạ: Làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện, dự báo về sự kì tích mà nhân vật này sẽ lập được trong tương lai.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/66):
- Trước khi trở thành phò mã, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:
- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng cho chằn tinh ăn thịt
- Bị Lí Thông lấp cửa hang khi xuống cứu công chúa
- Bị hồn đại bàng và hồn chằn tinh báo thù
=> Qua các lần vượt qua thử thách, ta thấy Thạch Sanh là người có phẩm chất:
+ Chất phác, thật thà và hết lòng giúp đỡ người khác.
+ Có lòng dũng cảm và có tài năng
+ Có tấm lòng nhân hậu, khoan dung
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/66):
Thạch Sanh | Lí Thông | |
Tính cách | chất phác, tốt bụng, thật thà, dũng cảm, giàu lòng nhân ái | tham lam, bất nhân, bất nghĩa, độc ác, xảo quyệt, tàn nhẫn, hèn nhát. |
Hành động | - Kết bạn, xem Lí Thông như người thân trong gia đình - Tiêu diệt chằn tinh cứu giúp dân làng - Tiêu diệt đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề - Dẹp lui quân mười tám nước | - Kết bạn vì thấy Thạch Sanh có thể có lợi cho mình - Lừa Thạch Sanh đi canh miếu để thay mình nộp mạng cho chằn tinh - Cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh - Lừa Thạch Sanh cứu công chúa, lấp miệng hang để cướp công |
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/67):
- Tiếng đàn thần:
+ Là tiếng đàn của hòa bình, công lí, vạch mặt kẻ xấu, giải oan cho người tốt => tượng trưng cho lòng yêu chuộng hòa bình, cái thiện của nhân dân ta
- Niêu cơm thần:
+ Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh và lòng dũng cảm, lòng yêu hòa bình, tinh thần nhân đạo và khát vọng của nhân dân về cuộc sống ấm no..
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/67):
- Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân ta muốn bày tỏ niềm tin vào sự công bằng: người xấu sẽ bị trừng phạt, người tốt sẽ hưởng hạnh phúc
- Đây là kiểu kết thúc phổ biến nhất trong các truyện cổ tích
- Một số ví dụ: Cây khế, Sọ Dừa,...
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/67)Bài 1:
(Học sinh chọn chi tiết mình thích)
Nếu vẽ một bức tranh để minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn vẽ chi tiết Thạch Sanh lên làm vua, bởi vì:
- Chi tiết này thể hiện sự công lý trong xã hội và niềm tin vào cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt dù có phải trải qua những thử thách chông gai thế nào cuối cũng cũng sẽ được hưởng hạnh phúc
- Tên: Hạnh phúc
Bài 2:
- Học sinh kể diễn cảm truyện "Thạch Sanh", chú ý giọng kể truyền cảm và thể hiện được giọng điệu của nhân vật
Bản 2/ Soạn bài: Thạch Sanh (siêu ngắn)Bố cục chia thành 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến các phép thần thông: Sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh
Phần 2: Còn lại: Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
Tóm tắtThạch Sanh là một cậu bé mồ côi cha mẹ, sống một mình ở dưới gốc đa. Lý Thông gặp Thạch Sanh và hai người đã kết bạn. Trong vùng có một con chằn tinh rất hung dữ, Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi trông miếu để thế mạng. Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh, Lý Thông lừa Thạch Sanh để cướp công của chàng.
Thạch Sanh bắt được đại bàng bị thương. Lý Thông lừa Thạch Sanh giúp đỡ nhưng sau đó nhốt chàng lại. Thạch Sanh giết chết đại bàng và giải cứu con vua thủy tề → được vua thủy tề tặng đàn thần. Thạch Sanh dùng tiếng đàn giúp công chúa khỏi bệnh, rồi tha bổng cho mẹ con Lý Thông.
Thạch Sanh cưới được công chúa → mười tám nước chư hầu sang đánh. Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn và niêu cơm thần để đánh thắng kẻ thù.
Soạn bàiCâu 1 (trang 66 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
Bình thường | Khác thường |
- Sinh ra trong một gia đình nông dân tốt bụng, sống cuộc sống nghèo khó bằng nghề kiếm củi. | - Ra đời là do ý chỉ của Ngọc Hoàng thượng đế. - Mẹ Thạch Sanh mang thai nhiều năm mới sinh ra được chàng. - Được thần dạy cho nhiều món võ và nhiều phép thần thông. ⇒ Thạch Sanh có lai lịch cao quý. |
Kể về sự ra đời và lớn lên như vậy đã thể hiện mong muốn của nhân dân:
+ Làm cho nhân vật trở nên lý tưởng hơn, đẹp đẽ và kỳ lạ hơn.
+ Thạch Sanh có xuất thân nguồn gốc cao quý, sống thiện lương và thể hiện được quan niệm về người dũng sĩ là một người phi thường có nguồn gốc từ thần linh và nhân dân.
Câu 2 (trang 66 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Các thử thách của Thạch Sanh trước khi kết hôn với công chúa và những phẩm chất tốt đẹp của chàng được bộc lộ qua các lần thử thách.
+ Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu để thay Lý Thông nộp mạng cho chằn tinh → dùng võ công để giết chết chằn tinh ⇒ Thật thà, sống có tình nghĩa thủy chung, giỏi võ nghệ và dũng cảm.
+ Bị Lý Thông lừa xuống hang sâu để cứu công chúa → dùng sức mạnh và võ nghệ để giết chết đại bàng, giải cứu công chúa và con vua thủy tề ⇒ dũng mãnh, can đảm, tốt bụng, nghĩa hiệp.
+ Bị bắt giam vào ngục, hồn chằn tinh và hồn đại bàng hãm hại → dùng cây đàn thần để giúp công chúa khỏi bệnh → vạch mặt kẻ cướp công, vong ân bội nghĩa ⇒ Khẳng định niềm tin của nhân dân vào những giá trị đạo đức cao đẹp của con người và ước mơ đổi đời.
Câu 3 (trang 66 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông
Thạch Sanh | Lý Thông |
- Vô tư Thật thà Vị tha |
- Vu lợi Xảo trá, lừa lọc Độc ác |
Câu 4 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm
Tiếng đàn | Niêu cơm |
- Là tiếng đàn của công lý (giúp Thạch Sanh giải oan và vạch mặt kẻ có tội). - Tiếng đàn chính là tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa. (tiếng đàn đã khiến cho quân 18 nước chư hầu xin hàng). ⇒ tiếng đàn đã thể hiện tình cảm, sức mạnh và sự bao dung độ lượng của Thạch Sanh đồng thời tiếng đàn cũng chính là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. | - Chứng minh cho tài năng (tiềm lực sức mạnh của nhân dân ta) khẳng định giá trị tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân làm nên kết thúc có hậu → làm nổi bật lên tính nhân văn |
Câu 5 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Qua kết thúc này nhân dân muốn thể hiện sự công bằng: cái thiện sẽ được đền đáp xứng đáng và cái ác bị trưng phạt. Trong truyện cổ tích đây là kết thúc phổ biến.
Một vài truyện có kết thúc tương tự như: Tấm Cám, Cây bút thần, Sọ Dừa, …
Luyện tậpBài 1 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Nếu vẽ một bức tranh minh họa thì e sẽ lựa chọn chi tiết Thạch Sanh tiêu diệt đại bàng. Vì đây là chi tiết đã nói lên tài năng và sự dũng cảm của Thạch Sanh. Có thể đặt tên cho bức tranh là Dũng sĩ Thạch Sanh.
Bài 2 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể diễn cảm truyện "Thạch Sanh".
Bài trước: Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1/59) Bài tiếp: Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ (SGK Ngữ văn 6 T1/68)