Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13)

Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13):

- Tiếng (có 12 tiếng): Thần - dạy - dân - cách - trồng - trọt - chăn - nuôi - và - cách - ăn - ở

- Từ (có 9 từ): Thần - dạy - dân - cách - trồng trọt - chăn nuôi - và - cách - ăn ở

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13):

- Sự khác nhau giữa từ và tiếng:

+ Tiếng sử dụng để tạo từ, một tiếng có thể không có nghĩa hoặc có nghĩa

+ Từ sử dụng để tạo câu, một từ chắc chắn là phải có nghĩa

II. Từ đơn và từ phức

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13):

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14):

- Giống: Đều là loại từ phức (cấu tạo gồm có hai tiếng trở lên)

- Khác:

+ Từ ghép: Các tiếng có mối quan hệ về nghĩa

+ Từ láy: Các tiếng có mối quan hệ về âm

III. Luyện tập

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14):

a. Những từ thuộc kiểu từ ghép

b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là: gốc gác; tổ tiên; cội nguồn; nòi giống...

c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: chú cháu; anh em; cậu mợ; cô dì; cha con...

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14):

Quy tắc sắp xếp từ ghép nói về quan hệ thân thuộc:

+ Theo giới tính (nam; nữ): anh chị; cậu mợ; chú thím; ông bà; cha mẹ; dì dượng...

+ Theo bậc (trên dưới): chị em; dì cháu; bác cháu; chú cháu, mẹ con...

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14-15):

- Phân loại theo cách chế biến: nướng; tráng; bánh rán; hấp; cuốn...

- Phân loại theo chất liệu: ngô; sắn; khúc; bánh nếp; tẻ; khoai; đậu xanh; gai...

- Phân loại theo tính chất: phồng; bánh dẻo; xốp...

- Phân loại theo hình dáng: tai voi; bánh gối; sừng bò,...

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 15):

- Từ láy “thút thít” miêu tả tiếng khóc của con người.

- Các từ láy cũng có tác dụng để miêu tả tiếng khóc: nghẹn ngào; dấm dứt; nức nở; ti tỉ; rưng rức; nỉ non; tức tưởi; não nùng...

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 15):

- Từ láy tả:

a. Tiếng cười: sằng sặc; ha hả; hềnh hệch; khanh khách; khúc khích; nhăn nhở; toe toét...

b. Tiếng nói: léo nhéo; lầu bầu; ông ổng; ồm ồm; khàn khàn; lè nhè; thỏ thẻ; oang oang,...

c. Dáng điệu: nghênh ngang; ngông nghênh; lom khom; lừ đừ; lả lướt; lắc lư; khệnh khạng...

Bản 2/ Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt (siêu ngắn)
I. Từ là gì?

Câu 1 (trang 13 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Danh sách các tiếng và các từ.

Tổng Tổng
Từ 1 tiếng Thần, dạy, dân, cách, và, cách 6
2 tiếng Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. 3
Tiếng Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở. 12

Câu 2 (trang 13 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Phân biệt từ và tiếng.

Từ Tiếng
- Sử dụng để tạo câu

- Có nghĩa.

- Có 1 tiếng (ví dụ: từ đơn) và có nhiều tiếng (từ phức)

- Là đơn vị cấu tạo nên từ.

- Khi viết:

+ Tiếng được viết thành 1 chữ

- Khi nói:

+ 1 tiếng được phát ra thành 1 âm thanh.

Kết luận:

- Tiếng được sử dụng để tạo từ → Từ được sử dụng để tạo câu → câu cấu tạo thành văn bản.

- Một tiếng được coi là từ khi tiếng đó được sử dụng để cấu tạo câu.

II. Từ đơn và từ phức.

Câu 1 (trang 13 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kiểu cấu tạo Kết luận.
Từ đơn Từ, đấy, nước, ta chăm nghề, và, có tục, ngày, tết, làm -Có 1 tiếng (âm tiết)

- Có nghĩa

Từ phức Từ ghép. Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy -Có từ hai tiếng trở lên.
Từ láy Trồng trọt

Câu 2 (trang 14 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự giống nhau và khác nhau giữa từ láy và từ ghép

Giống nhau Khác nhau
Từ ghép Đều là từ phức có từ hai âm tiết trở lên Được cấu tạo bởi cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau → có quan hệ về mặt nghĩa.
Từ láy Được tạo thành từ các tiếng có sự giống nhau về vần (hòa phối âm thanh), âm đầu → Có quan hệ với nhau về âm
III. Luyên tập.

Câu 1 (trang 14 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Nguồn gốc, con cháu là loại từ phức, thuộc loại từ ghép

b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là: Tổ tiên; gốc gác; huyết thống; gốc rễ.

c. anh em; chú thím; cậu mợ; cô dì; chú bác.

Câu 2 (trang 14 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Quy tắc sắp xếp những tiếng trong từ ghép nói về quan hệ thân thuộc:

- Theo giới tính (nam, nữ): bố mẹ, ông bà, cô cậu, chú thím, anh chị.

- Theo quan hệ thứ bậc (trên, dưới): cha con, chị em, cha anh, con cháu, bác cháu, ông cháu, cháu chắt, chú cháu..

- Theo quan hệ (nội ngoại): chú thím, cô cậu, cậu mợ…

Câu 3 (trang 14 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các đặc điểm khác nhau để phân biệt các loại bánh:

Nêu cách chế biến (Bánh) rán, nướng, trộn, nhúng, hấp
Nếu tính chất của bánh (Bánh) mềm, dẻo, xốp, phồng
Nêu chất liệu làm bánh (Bánh) tẻ, nếp, gấc, khoai, đa, tôm
Nêu hình dạng của bánh (Bánh) trứng ngỗng, gối, sừng trâu, cuốn.

Câu 4 (trang 15 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Từ thút thít là từ láy để miêu tả tiếng khóc của con người.

- Những từ láy miêu tả tiếng khóc: thảm thiết; sụt sịt; sụt sùi; nức nở; rưng rức.

Câu 5 trang 15 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Tả tiếng cười: khúc khích; sặc sụa; ha ha; tủm tỉm; toe toét…

b. Tả tiếng nói: Lí nhí; oang oang; khe khẽ; lau bàu,..

c. Tả dáng điệu: Lom khom; lừ đừ; lả lướt; thướt tha; ngật ngưỡng…

Bản 3/ Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt (ngắn nhất)