Soạn bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 48)
- Đề 1 yêu cầu kể chuyện bằng lời văn của bản thân, từ “kể chuyện” và cụm “lời văn của em”
- Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” nhưng vẫn thuộc loại đề tự sự vì vẫn yêu cầu có chuyện, có việc
- (1) Kể 1 câu chuyện mà em yêu thích bằng lời văn của em.
(2) Kể chuyện về một người bạn tốt.
(3) Kỉ niệm thời ấu thơ.
(4) ngày sinh nhật của em.
(5) Quê em có nhiều đổi mới.
(6) Em đã lớn khôn rồi.
- Kể việc: 3 - 4 - 5
Kể người: 2 - 6
Tường thuật: 3 - 4 - 5
2. Cách làm bài văn tự sự (SGK/48)a/ Đề yêu cầu kể một câu chuyện yêu thích bằng lời văn của em. Em hiểu yêu cầu đó là khi kể không được sao chép, phải có sự sáng tạo trong cách kể
b/ - Truyện Thánh Gióng
- Chủ đề: ca ngợi tinh thần chiến đấu giặc, quyết chiến quyết thắng của Gióng.
- Em thích nhân vật Thánh gióng và chi tiết tráng sĩ Gióng nhổ tre đánh giặc
c/ Mở bài: giới thiệu các nhân vật và sự việc
Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện
Kết bào: Kết thúc và nêu ý nghĩa câu chuyện
d/ Viết bằng chính lời văn của em” là viết bằng lời văn của chính em thông qua trí nhớ nhớ lại câu chuyện
đ/ Cách làm bài văn tự sự gồm có bốn bước cơ bản: Tìm hiểu đề --> tìm ý --> lập dàn ý --> viết bài.
II. Luyện tậpBài tập (SGK/48):
Mở bài: Giới thiệu truyện Thánh Gióng, nhân vật Gióng và chủ đề của truyện.
Thân bài: Nêu diễn biến của câu chuyện theo trật tự thời gian hợp lí: Bà mẹ thụ thai một cách kì lạ => sinh ra đứa trẻ kì lạ => Thánh Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc => Thánh Gióng ăn khỏe và lớn nhanh như thổi => Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ => Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân => Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời và các dấu tích còn lại của Thánh Gióng
Kết bài: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết và các cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.
Bản 2/ Soạn bài: Tìm hiểu đề và phương pháp làm bài văn tự sự (siêu ngắn)I. Đề, tìm hiểu đề và phương pháp làm bài văn tự sự.
1. Đề văn tự sự.
- Đề (1) nêu ra các yêu cầu "kể chuyện em yêu thích".
- Nhưng đề (3), (4), (5), (6) không có chứa từ kể nhưng vẫn là kiểu đề văn tự sự.
- Từ trọng tâm trong từng đề và chủ đề nghiêng về:
(1): câu chuyện em yêu thích → sự việc
(2): 1 người bạn tốt → kể người.
(3): kỉ niệm thời thơ ấu → sự việc
(4): ngày sinh nhật → sự việc.
(5): quê em đổi mới → tường thuật.
(6): lớn rồi → kể người.
2. Cách làm bài văn tự sự.
a. Yêu cầu cần thực hiện.
Đọc kỹ đề → xác định trọng tâm của đề → xác định các phạm vi kiến thức.
b. Lập ý.
- Lựa chọn nội dung (đối tượng) sự việc để kể.
- Kể nội dung theo các diễn biến và kết quả.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
c. Lập dàn ý.
- Có thể mở đầu câu chuyện bằng cách: Giới thiệu hoặc đưa ra các tình huống.
- Sự việc được kể theo trình tự trước sau.
- Sắp xếp các diễn biến của sự việc một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất, dễ theo dõi và hiểu được ý muốn của người viết.
d. Viết bằng lời văn của em chính là viết dựa trên suy nghĩ của cá nhân thông qua cách diễn đạt của chính mình → mang đậm dấu ấn rất riêng của cá nhân.
đ. Cách làm bài văn tự sự:
- Nắm vững các yêu cầu của đề.
- Xác định nội dung viết theo các yêu cầu của đề: Nhân vật sự việc diễn biến và kết quả, nêu ý nghĩa.
- Xây dựng dàn ý: sắp xếp những sự việc theo trình tự trước sau một cách hợp lý.
- Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Kết luận: Xác định yêu cầu của đề → lập ý → lập dàn ý → bài văn hoàn chỉnh.
II. Luyện tậpHãy kể lại truyện Thánh Gióng thông qua lời văn của em.
Dàn ý.
- MB: Giới thiệu về sự ra đời kì lạ của Gióng
- TB: Sự lớn lên phi thường của Gióng và Gióng đi ra trận
- KB: Kết quả và sự bất tử cuả Gióng trong lòng người dân.
Bài trước: Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 45) Bài tiếp: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn kể chuyện (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 50)