Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1/97)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1/97):
Những sự việc trong truyện:
- Ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, ông thả nó về biển mà không đòi hỏi gì dù cá vàng hứa sẽ trả ơn
- Về nhà, ông kể vợ nghe và vợ ông muốn cá trả ơn: xin máng lợn mới => xin căn nhà rộng => làm nhất phẩm phu nhân => làm nữ hoàng => làm Long Vương
- Vì thói tham lam, người vợ đã bị trừng phạt. Vợ chồng ông lão lại trở về cuộc sống như trước kia.
→ Những sự việc được kể tuân theo trình tự thời gian và mức độ tăng tiến của sự việc
→ Tác dụng: Diễn biến câu chuyện hợp lý, logic và đã cho thấy được lòng tham vô đáy của mụ vợ
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1/97-98):
- Thứ tự thực tế của những sự việc:
1/ Ngỗ mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, bỏ học, chơi bời lêu lổng, đốt đống rạ, kêu cứu, đánh lừa tất cả mọi người.
2/ Ngỗ bị chó dại cắn.
3/ Ngỗ kêu cứu mà không ai cứu.
4/ Mọi người lo lắng cho Ngỗ, liệu Ngỗ có rút ra được bài học.
- Các bài văn kể theo trình tự: 2 => 3 => 1 => 4 (kể sự việc hiện tại trước sau đó ngược về quá khứ- kể ngược)
=> Tác dụng: Làm nổi bật ý nghĩa của bài học, tạo ra sự hấp dẫn, bất ngờ cho truyện
II. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sựCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 /98-99):
- Truyện được kể theo lối kể ngược, người kể hồi tưởng từ hiện tại ngược về quá khứ.
- Kể theo ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng tôi.
- Yếu tố hồi tưởng giữ vai trò chủ yếu, nó giải thích mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa tôi và Liên.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 /99):
Dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu về lần đầu tiên em được về quê ngoại cùng chị gái.
b. Thân bài: Kể các sự việc theo trình tự của chuyến về quê.
+ Khi xe lăn bánh từ nhà về quê ngoại.
+ Cảnh vật 2 bên đường phố hiện ra như thế nào.
+ Điều khiến em thích thú nhất là ngắm những dãy nhà cao tầng, những kiểu kiến trúc độc đáo, màu sơn…
+ Xe dừng trước nhà ngoại: mọi thứ đều gần gũi, tình cảm ấm áp, thân thương.
+ Nghe bà ngoại kể chuyện, hỏi han.
c. Kết bài: Trình bày ấn tượng và sâu sắc...
Bản 2/ Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự (siêu ngắn)I. Thứ tự kể trong văn tự sự
1. Những sự kiện trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng:
- Ông lão kéo lưới và bắt được con cá vàng → thả cá xuống biển → về nhà bị vợ mắng và bắt ông phải đi đòi cá vàng trả ơn → mụ vợ tham lam yêu cầu cá vàng phải trả ơn và kết quả của lòng tham của mụ vợ → mụ vợ bị trừng phạt.
⇒ Những sự kiện được kể theo trình tự trước sau: sự việc nào diễn ra trước thì được kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì được kể sau.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo ra sự bất ngờ
+ Cho thấy mức độ tham lam và bội bạc của mụ vợ có sự tăng tiến.
2. Thứ tự của các sự việc diễn ra trong bài văn
Ngỗ bị chó dại cắn nên phải băng bó → Ngỗ bị chó dại cắn thật nhưng kêu cứu mà không ai đến cứu → Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bỏ học, chơi bời lêu lổng bị mọi người xa lánh → Ngỗ trêu chọc và hay lừa mọi người.
- Thứ tự thực tế: Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bỏ học, chơi bời lêu lổng → hay trêu chọc mọi người → bị chó dại cắn thật nhưng kêu cứu mà không ai tin → Ngỗ bị chó dại cắn phải tiêm phòng và băng bó.
- Thứ tự kể: từ hậu quả → nguyên nhân.
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật cái giá của việc lừa lọc trêu chọc mọi người của Ngỗ.
+ Gây bất ngờ và lý thú cho người đọc.
II. Luyện tậpBài 1 (trang 98 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Chuyện kể theo ngôi kể thứ nhất, người kể xưng "tôi", truyện không được kể theo thứ tự thời gian.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò hoàn tất 1 việc đã biết đã xảy ra.
Bài 2 (trang 99 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Dàn ý:
Mở bài: - Giới thiệu về một chuyến đi xa của em.
Thân bài:
- Lần đầu em được đi chơi xa là trong dịp nào? Ai đi cùng em?
- Em đã đến nơi nào (thành phố hay về quê)? Đi trong thời gian bao lâu?
- Chuyến đi đó có gì thú vi:
+ Thấy được gì? Chơi những gì?
+ Có cảnh đẹp nào không?
+ Điều gì khiến em thích thú nhất trong chuyến đi đó là gì?
Kết bài:
- Cảm nhận của bản thân về chuyến đi
- Ước muốn của em nếu có chuyến đi lần sau.
Bài trước: Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/96) Bài tiếp: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện (SGK Ngữ văn 6 T1/100)