Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/164)

Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (SGK Ngữ văn 6 tập 1/164)

Bố cục chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu... trọng vọng: Giới thiệu chung về lương y Phạm Bân.

+ Đoạn 2: Tiếp theo...Một lần... lòng ta mong mỏi: Diễn biến của câu chuyện (tình huống và sự thử thách y đức của lương y Phạm Bân)

+ Đoạn 3: còn lại: Hạnh phúc chân chính và lâu dài của gia đình bậc lương y.

Giá trị nội dung

Truyện kể về y đức của lương y Phạm Bân, từ đó ca ngợi những phẩm chất cao quý của thái y lệnh họ Phạm, truyện là một bài học giáo huấn về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/164):

Những chi tiết về thái y lệnh họ Phạm:

+ Người họ Phạm, huý là Bân, làm nghề y gia truyền, giữ chức thái y lệnh để phụng sự chăm sóc sức khỏe cho vua Trần Anh Vương.

+ Không tiếc của cải, tiền bạc để tích trữ thuốc tốt và mua thóc gạo, lương thực để cứu chữa bệnh và giúp đỡ dân nghèo.

+ Hết lòng chữa bệnh cho người bệnh, đặt người bệnh nguy cấp lên hàng đầu

a/

- Vị lương y bọ Phạm là người có địa vị trong xã hội và tài giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức cao đẹp, không vụ lợi

- Trong các hành động của ông, chi tiết ông bất chấp tội kháng chỉ vua để đi chữa trị cho người có bệnh nguy cấp trước đã thể hiện sự đức độ của ông

b/

- “Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội” đã cho thấy đức độ của lương y được đặt lên hàng đầu, ông hết lòng cứu giúp bệnh nhân, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng mình.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/164):

- Thái độ của vua Trần Anh Vương: Từ quở trách → mừng rỡ → khen ngợi

=> Trần Anh Vương là một vị vua sáng suốt, anh minh

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/164):

- Bài học được rút ra cho người làm nghề y

+ Rèn luyện chuyên môn giỏi

+ Có y đức, giàu lòng tình thương người, hết lòng vì người bệnh

+ Đặt sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân lên hàng đầu

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/164):

- Cả 2 câu chuyện về 2 người thầy thuốc đều thể hiện được y đức tốt đẹp của họ với quan điểm nghề nghiệp là giúp đỡ hết lòng vì người bệnh, không sợ uy quyền

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/165)

Bài 1:

Bậc lương y chân chính theo vua Trần Anh Vương phải là người không chỉ giỏi về nghề nghiệp mà còn phải là người giàu lòng nhân ái, thương người hơn thể thương thân.

Bài 2:

Nhan đề Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng làm nổi bật được điều quan trọng nhất của một người thầy thuốc cần có đó là tấm lòng. Ngoài ra, người thầy thuốc cũng phải có chuyên môn giỏi.

Em đồng ý với nhan đề Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Bản 2/ Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu... trọng vọng: Giới thiệu về thái y lệnh Phạm Bân

- Phần 2: Tiếp theo... mong mỏi: Nói về Y đức của thái y lệnh.

- Phần 3: Còn lại: Hạnh phúc chân chính của một bậc lương y.

Soạn bài

Câu 1 (trang 164 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Những chi tiết về thái y lệnh:

+ Mang hết của cải trong nhà đi mua thuốc, thóc gạo để giúp đỡ những người dân nghèo khổ.

+ Dựng nhà cho người đói khát và cứu sống hàng nghìn người.

+ Đi chữa cho người bị bệnh bặng trước, cho quý nhân ở cung sau, không ngại đắc tội với Trần Anh Vương.

+ Được Trần Anh Vương khen ngợi.

⇒ Thái y lệnh là người có tấm lòng yêu thương bệnh nhân, có đức độ, luôn hướng tới người bệnh, không ngại nguy hiểm tới tính mạng mình.

- Chi tiết khiến người ta cảm phục nhất đó chính là chi tiết thái y lệnh từ chối vào cung khám bệnh cho quý nhân để đi khám cho người bệnh nặng trước, bất chấp cả lời đe dọa và nguy hiểm đến tính mạng.

⇒ Với thái y lệnh, cứu chữa cho người bệnh là việc quan trọng nhất, còn với nguy hiểm đến tính mạng của bản thân nó chỉ là thứ yếu.

b) -“Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội” ⇒ cho thấy tinh thần tự làm tự chịu trách nhiệm của mình trước uy quyền, tính mạng của người bệnh được đặt lên hàng đầu.

Câu 2 (trang 164 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự thay đổi của vua Trần Anh Vương: Từ quở trách → mừng rỡ → khen ngợi: ” Người thật là một bậc lương y chân chính, đã có chuyên môn giỏi lại còn có tấm lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta”

⇒ Trần Anh Vương là một vị vua sáng suốt, rộng lượng.

Câu 3 (trang 165 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Bài học rút ra từ truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là:

+ Thương yêu và giúp đỡ những người bệnh nghèo

+ Ưu tiên chữa cho người bệnh nặng trước, bất kể là giàu hay nghèo, sang hay hèn

+ Một người thầy thuốc giỏi là khi đặt tính mệnh của người bệnh lên hàng đầu.

Câu 4 (trang 165 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tiêu chí so sánh Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Thầy Tuệ Tĩnh
Giống nhau

- Người bệnh nặng thì cần ưu tiên chữa trước dù là đến trước hay sau.

- Giúp đỡ người bệnh không mong báo đáp.

- Không sợ uy quyền

Khác nhau Dù có nguy hiểm tới tính mạng, nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu bệnh nhân lên hàng đầu.
Luyện tập

Bài 1 (trang 165 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của vua Trần Anh Vương phải là người vừa có lòng nhân đức vừa giỏi về nghề nghiệp, thương xót những người dân nghèo. Tất cả các yếu tố đó đã được thể hiện rõ trong thái y lệnh.

- Nội dung trong truyện |Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" ngoài ra còn nhấn mạnh vào chữ tài (yếu tố chuyên môn) hơn

Lời thề Hi-pô-cờ-rát làm nổi bật ở Tâm của người thầy thuốc.

Bài 2 (trang 165 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng → chỉ đề cao ở y đức, nhân cách, tấm lòng của người thầy thuốc đối với bệnh nhân.

- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng → Thầy thuốc ngoài chuyên môn tài giỏi ra còn cần phải có tấm lòng nhân ái.

Kết luận: Một người thầy thuốc giỏi không chỉ là có tâm mà còn cần có cả chuyên môn tốt ⇒ chọn nhan đề "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng".