Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42)
Chia bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu... không còn một bóng giặc nào trên đất nước → Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để diệt giặc.
+ Phần 2: Còn lại → Long Quân sai rùa vàng đòi lại gươm khi đất nước đã thái bình
Giá trị nội dung- Ca ngợi tính chất nhân dân, tính chất chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạochống lại sự xâm lược của quân Minh.
- Giải thích về nguồn gốc của tên gọi hồ Gươm.
- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Trả lời câu hỏiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):
- Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:
+ Giặc Minh mang quân sang đô hộ, nhân dân bị đối xử tàn nhẫn bất công
+ Lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn còn yếu
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):
- Lê Lợi nhận gươm:
+ Lê Thận kéo được lưỡi gươm dưới sông.
+ Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên ngọn cây trong rừng
+ Tra lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in, gươm sáng và có khắc hai chữ Thuận Thiên
- Cách Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần có ý nghĩa:
+ Chi tiết kì ảo và thiêng liêng hóa gươm thần
+ Tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa: Sức mạnh cứu nước có ở khắp mọi miền tổ quốc
+ Long Quân muốn thử thách con người, đòi hỏi con người phải có quyết tâm cao.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):
- Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân:
+ Gươm thần tung hoành, gươm thần có vai trò mở đường.
+ Có gươm, nhuệ khí tăng, uy thế của nghĩa quân vang dội khắp nơi.
+ Nghĩa quân ta càng đánh càng mạnh, không còn phải trốn giặc nữa mà chủ động, xông xáo đi tìm giặc để đánh
→ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):
- Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình
- Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra rất long trọng: vua đi thuyền trên Hồ Tả Vọng, Rùa Vàng hiện lên, gươm động đậy, vua nâng gươm về phía rùa, Rùa đớp thanh gươm và lặn xuống
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):
- Ý nghĩa truyện:
+ Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi
+ Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)
+ Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta
Câu 6 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):
- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Hình tượng Rùa Vàng linh thú, luôn làm điều thiện trong các truyện dân gian Việt Nam.
→ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 43)Bài 1: (HS đọc phần Đọc thêm)
Bài 2:
- Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì:
+ Tác giả muốn nhấn mạnh vào sức mạnh của gươm thần thực chất sẽ được tạo nên do sự hợp thành của mọi tầng lớp, mọi giai cấp và mọi miền.
+ Biểu trưng cho sứ mệnh cầm chuôi gươm của Lê Lợi và sức mạnh đằng lưỡi của nhân dân.
Bài 3:
- Nếu Lê Lợi trả lại gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết có tính giới hạn vì lúc này Lê Lợi đã trở về thành Thăng Long - thủ đô của cả nước.
Bài 4:
- Định nghĩa truyền thuyết (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 7)
- Các truyền thuyết đã học: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm.
Bản 2/ Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm (siêu ngắn)Soạn bài
Câu 1 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để diệt giặc ngoại xâm vì:
- Giặc Minh đô hộ nước ta đã gây cho người dân biết bao khổ cực, chúng làm nhiều điều ác → trái với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi.
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu → nhiều lần thua trận.
- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân chiến thắng.
Câu 2 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Lê Lợi không được trực tiếp nhận Gươm.
- Lê Thận nhặt được lưỡi gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm ở trên cành cây trên rừng → tra lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in ⇒ Lê Thận dâng gươm lên cho Lê Lợi.
- Ý nghĩa:
- Chuôi gươm ở trên cạn, lưỡi gươm ở dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết của tòa dân để đánh giặc.
- Lưỡi gươm khắc hai chữ “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của nhân dân ta đó chính là hợp với ý trời.
Câu 3 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Sức mạnh của gươm thần đối với cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khí thế của nghĩa quân tăng lên nhiều → quân Minh rất sợ.
+ Từ thế bị động chuyển sang chủ động là tìm giặc để đánh.
+ Gươm thần mở đường ra cho nghĩa quân giành chiến thắng.
Câu 4 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Đức Long quân cử rùa vàng đòi lại gươm thần trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi khỏi lãnh thổ đất Việt ⇒ đất nước có chủ quyền và vua dời đô về thành Thăng Long.
- Cảnh đòi gươm và trả lại gươm:
+ Vua ngự trên thuyền đi dạo quanh hồ → rùa vàng ngoi lên mặt nước đòi gươm → vua giao gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn sâu xuống đáy nước.
Câu 5 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Ý nghĩa của truyện sự tích Hồ Gươm:
+ Ca ngợi tính chất nhân dân, tính chất chính nghĩa
+ Ca ngơi những chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn
+ Giải thích tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình của dân tộc.
Câu 6 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.
- Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết là tượng trưng cho trí tuệ, tình cảm của nhân dân
Bài trước: Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 38) Bài tiếp: Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 45)