Soạn bài: Nhân hóa (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 56)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 56):
Phép nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ:
- Ông trời mặc chiếc áo giáp đen ra trận
- Cây mía múa gươm
- Kiến hành quân
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 57):
- Cách diễn đạt ở mục I. 2 chỉ mang tính chất tường thuật, miêu tả.
- Cách diễn đạt ở mục I. 1 mang tính hình ảnh, thể hiện thái độ và tình cảm của người viết, làm cho các sự vật và sự việc được tả một cách gần gũi hơn với con người.
II. Các kiểu nhân hóaCâu 1 + Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 57):
- Những sự vật được nhân hoá:
a. Miệng, tai, mắt, chân, tay => Sử dụng từ ngữ dùng để gọi người.
b. Tre => Từ ngữ chỉ tính chất, hành động của người.
c. Trâu => Từ ngữ vốn xưng hô với người.
III. Luyện tậpBài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 58):
- Các phép nhân hóa được sử dụng: Bến cảng... đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tất cả đều bận rộn
→ Gợi không khí lao động tươi vui, phấn khởi, khẩn trương của con người nơi bến cảng.
Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 58):
Đoạn 1: Dùng phép nhân hóa có tác dụng thể hiện được tình cảm tâm trạng của người lao động
Đoạn văn bài 2 miêu tả công việc lao động bận rộn, tất bật tại bến cảng nhưng không nhận thấy tâm trạng lao động, tình cảm gắn bó của người dân.
Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 58):
- Giống nhau: Đều tả về cái chổi rơm.
- Khác nhau:
+ Cách 1: Có sử dụng phép nhân hoá bằng cách gọi chiếc chổi rơm là cô bé, cô. Đây là kiểu văn bản biểu cảm.
+ Cách 2: không sử dụng phép nhân hoá. => là thuộc loại văn bản thuyết minh.
Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 59):
a. Trò chuyện, xưng hô với núi giống như với người => giãi bày tâm trạng và mong được thấy người thương của người nói.
b. Sử dụng các từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của những con vật => Giúp cho đoạn văn trở nên hóm hỉnh, sinh động hơn
c. Sử dụng các từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của cây cối, sự vật => tạo hình ảnh mới lạ và gợi suy nghĩ cho con người.
d. Sử dụng các từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của cây cối, sự vật => gợi lòng thương xót, sự cảm phục và căm thù...
Bản 2/ Soạn bài: Nhân hóa (siêu ngắn)I. Nhân hóa là gì?
Câu 1 (trang 56 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Phép nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ
- Ông trời mặc áo giáp đen ra trận
- Muôn nghìn cây mía múa gươm
- Kiến hành quân đầy đường
Câu 2 (trang 57 Ngữ Văn 6 Tập 2):
So sánh ta sẽ thấy khổ thơ hay hơn ở chỗ là làm cho thế giới vô tri vô giác trở nên gần gũi và thể hiện được những tình cảm, suy nghĩ của con người
II. Các kiểu nhân hóaCâu 1 (trang 57 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các sự vật được nhân hóa
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay
b. Gậy tre, công tre, tre
c. Trâu
Câu 2 (trang 57 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cách nhân hóa
a. Sử dụng các từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
b. Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ vật
c. Nói chuyện xưng hô với vật như nói chuyện với người
Luyện tậpCâu 1 (trang 58 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Các phép nhân hóa:
+ bến cảng đông vui
+ tàu mẹ, tàu con,.... xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra
+ tất cả đều bận rộn
- Tác dụng: nhờ sử dụng phép nhân hóa nên giúp cho hoạt động của bến cảng thêm sinh động, đồng thời gợi được không khí bận rộn của chính những người dân lao động nơi đây.
Câu 2 (trang 58 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- So sánh ta có thể thấy được cách miêu tả ở bài 2 chỉ miêu tả bến cảng một cách khách quan, chân thực mà không nói được tình cảm và thái độ của người viết, không tạo ra sự gần gũi của sự vật.
Câu 3 (trang 58 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Trong 2 cách viết đã cho cách 1 sử dụng biện pháp nhân hóa còn cách 2 thì không
- Nên chọn cách viết 1 cho bài văn biểu cảm còn cách 2 cho bài văn thuyết minh
Câu 4 (trang 59 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu | Kiểu nhân hóa | Tác dụng |
---|---|---|
a | Xưng hô với vật như đối với người | Khiến cho núi trở nên gần gũi để người nói có thể giải bày tâm tư, thái độ, đó là hoàn cảnh ngăn cách khiến người người không gặp gỡ được. |
b | Sử dụng các từ ngữ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ vật | Khiến cuộc sống của những con vật trở nên gần gũi, sinh động hơn |
c | Sử dụng các từ ngữ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ vật | Miêu tả sinh động dáng vẻ hùng vĩ, dữ dội của thác nước, của cảnh vật dọc theo dòng sông ở đoạn thác này |
d | Sử dụng các từ ngữ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ vật | Khắc họa rõ nét những mất mát và đau thương mà rừng xà nu cũng như người dân nơi đây đã phải hứng chịu, thể hiện sự cảm thương sâu sắc của tác giả |
Câu 5 (trang 59 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo
Bầu trời hôm nay thật là đẹp và trong lành. Các cô mây nhẹ nhàng trôi theo chị gió đi muôn phương. Trên đường đi chị gió còn tinh nghịch nô đùa cùng hoa lá cỏ cây. Những bé sương đã thức giấc và đang vui mừng, nhảy nhót trên những chiếc lá. Từ phía chân trời xa, mặt trời đã khẽ nhô lên tỏa những tia nắng ấm áp để sư. tuyệt vời.
Bài trước: Soạn bài: Buổi học cuối cùng (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 54) Bài tiếp: Soạn bài: Phương pháp tả người (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 59, 60)