Soạn bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng (SGK Ngữ văn 6 T1/139)
Đề bài: “Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại ngôi trường mà hiện nay em đang học. Tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. (SGK Ngữ văn 6 T1/139)
Mở bài:
- 10 năm nữa khi đó em đã bao nhiêu tuổi? Em đã đi làm hay vẫn còn đang đi học hoặc là một chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam …
- Em về thăm lại trường cũ nhân dịp nào? Lí do gì?
Thân bài:
- Lần lượt kể các điều mà mình tưởng tượng ra trên cuộc sống thực tế bây giờ về các thay đổi của trường trong tương lai.
- Tâm trạng của bản thân khi về thăm lại trường cũ.
- Cảnh tượng lớp học sau một thời gian dài ngày xa cách, cảnh các khu nhà, sân chơi, lớp học, vườn hoa...
- Hình ảnh những thầy cô giáo cũ nay được gặp lại: Có thầy cô đã nghỉ hưu, có thầy cô nay đã già đi nhiều, có nhiều thầy cô giáo trẻ mới.
- Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện.
- Hình ảnh những người bạn cùng lứa nay đều đã lớn với các công việc khác nhau, nhiều cách xử sự khác nhau nhưng tất cả mọi người vẫn thắm tình bạn bè.
Kết bài:
- Cảm nghĩ em về buổi về thăm trường
Bản 2/ Soạn bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng (siêu ngắn)Tìm ý chính cho các đề bổ sung
a) Mượn lời con vật hay đồ vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và con vật hay đồ vật đó.
- Con vật hay đồ vật gần gũi với em là gì? Ghi cụ thể tên đồ vật hay con vật đó.
- Đồ vật/ con vật gắn bó với em đã bao lâu rồi?
- Hình dáng, màu sắc, các đặc điểm của đồ vật/con vật.
- Nảy sinh tình cảm như thế nào
- Tình cảm gần gũi, gắn bó với nhau ra sao? Trong đi chơi, học tập hay sinh hoạt hằng ngày.
- Giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Tình cảm/suy nghĩ của bản thân về sự gắn bó đó trong tương lai.
b) Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tư tình cảm của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích.
- Truyện cổ tích em muốn kể là truyện cổ tích nào? Em thích và muốn hóa thân vào nhân vật nào trong truyện?
- Tại sao lại có sự đổi ngôi (trong mơ, tưởng tương…)
- Nhân vật thể hiện tâm tình trong tình huống nào? hoàn cảnh nào? Trong lời đối thoại nào. (những lời đối thoại cần phải bám sát vào cốt truyện, không được bịa đặt tùy tiện)
- Tình cảm/ suy nghĩ của em trong cuộc hóa thân đó.
c) Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích mà em thích (chẳng hạn như truyện Cây bút thần, Sọ Dừa).
- Truyện Cây bút thần.
+ Mã Lương sau khi trừng trị tên vua tham lam, tàn ác đã quay trở về sống cuộc đời bình dị với nhân dân
+ Đất nước trong cảnh không có người đứng đầu → Mã Lương đã được nhân dân phong lên làm vua.
+ Các quân thần trong triều làm phản bèn liên kết với những nước chư hầu và kể chuyện về cây bút thần.
+ Mã Lương bị quân thần hãm hại và bị cướp mất cây bút thần.
+ Các nước chư hầu mang quân đến đánh, Mã Lương đã tìm lại được bút thần → dẹp loạn trong và giặc ngoài ⇒ đất nước được thái bình, dân chúng được yên ổn làm ăn.
+ Mã Lương lên ngôi vua và trả lại cây bút thần cho thần tiên.
Bài trước: Soạn bài: Chỉ từ SGK Ngữ văn 6 T1/136) Bài tiếp: Soạn bài: Con hổ có nghĩa (SGK Ngữ văn 6 tập 1/144)