Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Lao xao (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 113)

Soạn bài: Lao xao (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 113)

Bố cục chia thành 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu... “lặng lẽ bay đi”: Cảnh làng quê chớm vào hè

- Phần 2: còn lại: Thế giới về các loài chim.

Nội dung bài

Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tường, tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương và vốn hiểu biết phong phú. tác giả bài văn đã tạo nên một bức tranh sinh động, cụ thể, đa màu sắc về thế giới của các loài chim ở đồng quê.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 113):

a. Trình tự kể tả về những loài chim được nhắc đến:

- Bồ các, sáo sậu, sáo đen, chim ri, tu hú

- Chim ngói, bìm bịp, nhạn

- Diều hâu, quạ đen, quạ khoang, chèo bẻo, cắt.

b. Những loài chim đã được lựa chọn sắp xếp thứ tự kể tả có trình tự rõ rệt theo mỗi nhóm gần nhau.

c. Cách dẫn dắt truyện vô cùng tự nhiên, từ thiên nhiên cho đến con người, từ chuyện trẻ em cho đến chuyện của các loài chim.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 113):

a. Loài chim hiền đã được tác giả miêu tả bằng tiếng hót và tiếng kêu, loài trung gian thì được miêu tả qua tiếng kêu và màu sắc, loài chim ác được miêu tả qua hoạt động bắt mồi và cách để sinh tồn.

b. Tác giả đã kết hợp được giữa tả và kể khá tuần tự, nhuần nhuyễn.

- Sự kết hợp giữa tả và kể trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài chim:

+ Việc tranh cướp mồi giữa chèo bẻo và diều hâu.

+ Tranh mồi giữa chim cắt và chèo bẻo

c. Khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ, tình cảm yêu quý được gắn bó mật thiết với thiên nhiên.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 113):

Trong bài văn tác giả đã dùng một số chất liệu văn hóa dân gian:

- Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu... tu hú là chú bồ các

- Dây mơ, rễ má

- Kẻ cắp gặp bà già

- Sự tích chim bìm bịp

=> Cách dùng chất liệu dân gian nói trên đã giúp cho mạch văn phát triển một cách tự nhiên, lời kể thêm gần gũi mà sinh động với con người. Tuy nhiên cách đánh giá, nhận định trên chỉ mang tính định kiến, gán ghép và có sự khiên cưỡng.

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 113):

Bài văn đã mang đến các thông tin thú vị về các loài chim, từ hình dáng, tập tính cho đến thói quen bắt mồi… Giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng và yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên của quê hương.

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2/114)

Học sinh luyện viết đoạn văn miêu tả. Học sinh tham khảo đoạn văn sau đây

Trong thiên nhiên có muôn loài chim nhưng em thích nhất là chim sẻ. Những chủ chim sẻ có thân hình nhỏ nhắn, dài chừng 10 cm với bộ lông màu nâu ánh vàng xinh đẹp. Chiếc đầu nhỏ xinh cùng một chiếc mỏ nhỏ xíu có màu nâu sẫm dường như là các điểm đặc biệt nhất của loài chim này. Thỉnh thoảng, chú thường đậu trên cành cây xoài nhà em bằng đôi chân nhỏ xinh để bắt sâu giúp ích cho đời. Em rất yêu quý những chú chim sẻ.

Bản 2/ Soạn bài: Lao xao (siêu ngắn)
Bố cục chia thành 2 phần:

- Phần 1: từ đầu... râm ran: Cảnh làng quê lúc chớm vào hè

- Phần 2: còn lại: Thế giới của các loài chim

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 113 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Trình tự tên những loài chim đã được nói đến

- Chim hiền: bồ các --> chim ri --> chim sáo --> sáo sậu --> sáo đen --> tu hú --> bìm bịp,...

- Chim dữ:

+ diều hâu có chiếc mũi khoằm

+ quạ đen, quạ khoang

+ chim cắt có cánh nhọn như dao

- Loài chim đánh lùi những lũ chim ác: chèo bẻo

b. Chúng được sắp xếp theo các nhóm loài gần nhau (như trên)

c. Tìm hiểu ta có thể thấy

- Cách dẫn dắt lời kể vô cùng tự nhiên

- Cách tả mỗi từng con vật rất đặc trưng vàđộc đáo cho hoạt động của từng loài, nghệ thuật nhân hóa khiến cho thế giới loài chim sinh động

- Cách xâu chuỗi những hình ảnh bất ngờ hợp lí

Câu 2 (trang 113 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những loài chim được miêu tả ở các phương diện, kĩ điểm:

- Bồ các: kêu váng lên

- Sáo: hót, tọ tọe học nói

- Tu hú: đậu trên cây tu hú và kêu to nhất họ

- Chim ngói: sạt qua rồi vội vàng kéo về

- Nhạn: vùng vẫy tít trời xanh kêu chéc chéc

- Bìm bịp: được kể bằng câu chuyện hấp dẫn như truyện cổ tích

- Diều hâu:

+ mũi khoằm, lao giống như mũi tên đánh nhau và bắt gà con

+ tiếng kêu rú lên

- Chèo bẻo: đánh diều hâu túi bụi, tiếng kêu chéc chéc

- Chim cắt: cánh nhọn như con dao chọc tiết

b. Kết hợp giữa kể và tả

+ Chuyện con chim sáo nhà bác Vui tọ tọe học nói

+ Chuyện về sự tích con bìm bịp

- Miêu tả về ngoại hình thông qua hành động: đoạn viết về các loài chim diều hâu, chèo bẻo, cắt, quạ

c. Nhận xét tài quan sát và tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê qua việc miêu tả các loài chim

- Nhấn mạnh vào các đặc điểm riêng biệt, thế giới của các loài chim có sự liên kết như một xã hội loài người có dữ, có lành, và giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực,....

- Để miêu tả như vậy tác giả phải có tình cảm gắn bó với thiên nhiên làng quê sâu sắc

Câu 3 (trang 113 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chất liệu văn hóa dân gian trong văn bản

+ thành ngữ: Kẻ cắp bà già

+ đồng dao: Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu

+ Kể chuyện: câu chuyện ông sư lừa bịp khi chết hóa thành chim bìm bịp

- Cách cảm nhận này đã tạo cho chúng ta hình dung về thế giới loài chim cũng tương đồng với loài người, tính cách ứng xử của chúng cũng giống người nên có thể làm ta ác cảm với những loài chim theo cách nhìn của tác giả là ác nhưng trên thực tế thì chưa chắc đã như vậy.

Câu 4 (trang 113 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Cho hiểu rất nhiều điều mới mẻ về các loài chim về thiên nhiên, thôn quê cung quanh mình phong phú và kì diệu

- Càng thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam

Luyện tập

Đoạn văn tham khảo

Quê hương em có rất nhiều loài chim như chim chích, bồ nông, chào mào,... nhưng quen thuộc nhất với em vẫn là loài chim sẻ. Vẻ ngoài của chim sẻ nhỏ nhắn xinh xắn. Cái đầu nó tròn, to cùng cái mỏ ngắn trông rất đáng yêu. Màu lông chim sẻ cũng rất phong phú. Có con toàn thân là màu cỏ úa. Có con lại toàn một màu nâu đen. Có con đặc biệt hơn thì có màu trắng ở cổ và bụng tạo thành kẻ sọc. Chân chim sẻ có 4 ngón, 3 ngón trước và 1 ngón cái ở phía sau. Chúng thường kiếm ăn theo từng đàn khoảng 3 đến 9 con, cũng có lúc đông hơn. Thức ăn của chúng là các loài sâu bọ, hạt thóc cỏ còn sót lại sau mỗi vụ mùa thu hoạch. Có thể nói rằng chim sẻ là người bạn thân thiết của những người nông dân.