Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (cực ngắn) > Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng (SGK Ngữ văn 6 T1/130)

Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng (SGK Ngữ văn 6 T1/130)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1/130):

Tóm tắt: Chân, tay, tai mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống, còn họ thì không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của lão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận

- Trong truyện, người ta tưởng tượng ra 5 bộ phận của cơ thể con người là những con người độc lập có suy nghĩ tình cảm, hành độn

Nhận vậtYếu tố tưởng tượngYếu tố thực
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.Các bộ phận trên cơ thể người tị nhau, chống lại Miệng....Đây là năm bộ phận trên cơ thể người có mối quan hệ nương tựa vào nhau.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1/130):

- Truyện thứ nhất

+ Yếu tố thực: sáu con gia súc.

+ Yếu tố tưởng tượng: Sáu con gia súc nói được tiếng người; Sáu con gia súc kể công và kể khổ.

+ Yếu tố tưởng tượng dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi con vật.

+ Ý nghĩa: Nhằm thể hiện tư tưởng các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau

- Truyện thứ hai:

+ Yếu tố thật: Lang Liêu là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy, các yếu tố đời sống thực của nhân vật kể chuyện

+ Yếu tố tưởng tượng: cuộc nói chuyện với nhân vật Lang Liêu

II. Luyện tập

Chọn đê 3 (SGK Ngữ văn 6 T1/134)

MB:

- Nguyên nhân mắc lỗi và bị biến thành con vật nào?

TB:

- Lúc bị biến thành con vật, cảm giác của em.

- Kể những điều thú vị và rắc rối mà em gặp phải trong ba ngày biến thành con vật.

- Nguyên nhân lí do làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.

KB:

- Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành con vật.

- Lời hứa.

Bản 2/ Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng (siêu ngắn)
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

1. Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: Cô mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai quyết định không làm lão Miệng nữa vì cho rằng xưa nay lão chẳng làm gì cả. Vài ngày sau họ cảm thấy mệt mỏi uể oải và cuối cùng họ nhận ra được sai lầm của mình và sửa chữa nó.

- Trong truyện tác giả dân gian đã tưởng tượng ra cuộc tị nạnh và cuộc nói chuyên của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Chi tiết có thật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là các bộ phận trên cơ thể người.

- Chi tiết không có thật: Các bộ phận của cơ thể nói chuyện, tranh luận, đối thoại như con người.

2. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng:

+ Kể bằng trí tưởng tượng của mình

+ Dựa trên những yếu tố có thật.

+ Sử dụng biện pháp nhân hóa

+ Kể các sự kiện theo thứ tự trước sau, nguyên nhâ, kết quả.

⇒ Câu truyện phải có ý nghĩa và bài học nhất định.

II. Luyện tập

Lập dàn ý các đề.

1. Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc máy ủi, xi-măng, cốt thép, máy lội nước, máy bay trực thăng…

Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)

Thân bài:

* Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:

- Khung cảnh trước trận đấu:

+ Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng...

+ Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.

- Trong trận đấu:

+ Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê...

+ Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.

- Kết thúc trận đấu:

+ Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.

+ Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.

Kết bài

- Cảm nghĩ của em về cuộc chiến của hai người, về cái thiện, cái ác.

2. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hieenjnay em đang học tập.

Mở bài: Giới thiệu lý do về thăm trường.

Thân bài:

- Cảm xúc về thăm trường

- Cảm xúc khi gặp lại thầy cô.

- Sự thay đổi của ngôi trường:

+ Cơ sở vật chất

+ Sự thay đổi về quang cảnh trường lớp

+ Sự thay đổi của các thầy cô.

- Các hoạt động tham gia khi về thăm trường:

Kết bài: Cảm nghĩ của em về lần trở lại ngôi trường

Bản 3/ Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng (ngắn nhất)